Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Ai đã 'giật dây' cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ?

Trong các bài phát biểu của mình, Fethullah Gulen là cái tên mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan liên tục chỉ trích đứng sau kích động cuộc đảo chính Quân sự diễn ra đêm qua tại nước này

Cuộc đảo chính chống chính phủ của Tổng thống Erdogan được thực hiện bởi chính lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ vào 21h30 tối qua, gây ra tình trạng hỗn loạn trên toàn đất nước này. Đã có ít nhất 60 người thiệt mạng, hàng trăm lính quân đội tham gia đã đầu hàng và bị bắt.

6

Khói lửa diễn ra đêm qua ở nhiều nơi của Thổ Nhĩ Kỳ do lực lượng vũ trang nước này thực hiện đảo chính

Phát biểu qua Face Time và sau đó là trước truyền thông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đổ lỗi toàn bộ cuộc đảo chính quân sự của nước này là do giáo sĩ sống lưu vong Fethullah Gullen và các tín đồ của mình gây ra. Qua diễn biến của cuộc bạo loạn, Tổng thống Erdogan đã bàng hoàng nhận ra rằng Tổ chức phong trào Gullen trong vòng 40 năm qua đã len lỏi vào tới hàng ngũ lực lượng quân đội, các sỹ quan cấp cao và cả bộ máy truyền thông của nước này.

8

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ trừng trị đích đáng những người tham gia cuộc đảo chính

Fethullah Gullen là ai?

Fethullah Gullen vốn được biết với thân phận là một nhà giảng thuyết Hồi giáo đang sống lưu vong ở Pennsylvania, Mỹ và cũng đã từng là một đồng minh của ông Erdogan.

Ông Gullen hiện đã có nhiều năm sống như một ẩn sĩ tại một trung tâm đền thờ tôn giáo Golden Generation Worship and Retreat Center tại Pennsylvania. Ông cũng là người sáng lập và dẫn dắt một Tổ chức Tôn giáo Gullen có tên là Liên minh vì giá trị chung (Himezt).

Giáo sĩ Fethullah Gulen hiện phải sống lưu vong tại Mỹ

Giáo sĩ Fethullah Gulen hiện phải sống lưu vong tại Mỹ

Đáp lại lời cáo buộc của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, hôm qua đại diện của Tổ chức tôn giáo Gullen đã phát biểu rằng họ chỉ là “một tổ chức phi lợi nhuận, nhưng hoạt động phục vụ cho tiếng nói của dân chủ và văn hóa” của đất nước này.

Ông Gullen cũng khẳng định rằng các hoạt động của tổ chức là nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học, giáo dục và tăng cường đối thoại Tông giáo trong cộng đồng Đạo hồi.

Lực lượng quân đội tự coi mình là “giám hộ” cho đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại

 Như vậy, “thủ phạm” mà Tổng thống Erdogan nêu tên thì đã phủ nhận vai trò của mình còn thủ lĩnh của phong trào bạo động là cựu đại tá Muharrem Kose thì đã chết. Có lẽ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần phải có một quá trình điều tra lâu dài mới có thể thực hiện được một tòa án quân sự cho các tội nhân “phản quốc” và xác định được thủ phạm thực sự.

Nhiều chuyên gia quân sự thế giới nhận định rằng, việc quân đội can thiệp vào chính trị và thực hiện đảo chính thành công trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã là truyền thống ở nước này.

Lực lượng quân đội tham gia đảo chính đã đầu hàng hoặc bị bắt

Lực lượng quân đội tham gia đảo chính đã đầu hàng hoặc bị bắt

Tại cuộc đảo chính lần này, lực lượng quân đội đã giương cao mục tiêu là nhằm dùng quân sự để “tái lập trật tự hiến pháp, quyền con người và quyền tự do” cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Turkish military block access to the Bosphorus bridge, which links the city's European and Asian sides, in Istanbul, Turkey, July 15, 2016. REUTERS/Stringer TPX IMAGES OF THE DAY

Turkish military block access to the Bosphorus bridge, which links the city's European and Asian sides, in Istanbul, Turkey, July 15, 2016. REUTERS/Stringer TPX IMAGES OF THE DAY

Có thể nói, quân đội nước này đã luôn tự đặt ra vai trò “lực lượng giám hộ” của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại khi có tới 4 lần đảo chính thành công từ năm 1960 đến năm 1990.

Mâu thuẫn giữa đảng AKP của Tổng thống Erdogan và Tổ chức phong trào Gullen

Cần biết rằng, giữa đảng AKP cũng như chính phủ của Tổng thống Erodgan vốn có những mối hiềm khích gay gắt trong quan hệ lợi ích quyền lực chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ. Fethullah Gullen đã bị ép buộc sống lưu vong tại nước ngoài cũng do những mâu thuẫn này. Đặc biệt, căng thẳng leo thang những năm gần đây do chính phủ Tổng thống Erdogan cáo buộc tham nhũng và kết án một loạt các thành viên của Gullen cao cấp vốn nằm trong lực lượng cảnh sát, tư pháp và truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2013. Động thái này được xem như hành vi trả đũa và hạn chế sự phát triển của phong trào Gullen trong chính quyền nước này.

Trong cuộc đảo chính diễn ra đêm qua, Robert Amsterdam, một luật gia chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng “có dấu hiệu cho thấy sự tham gia trực tiếp” của các tín đồ Gullen, trong khi nguồn tin tình báo nước này cũng cho biết rằng “có những dấu hiệu cho thấy Gullen đang liên kết chặt chẽ với một số thành viên lãnh đạo quân sự chống lại các chính phủ dân bầu”.

Đáp lại, đại diện của Gullen đã lên án đây là những tuyên bố “rất vô trách nhiệm” và nhấn mạnh rằng nhóm này không ủng hộ việc can thiệp quân sự.

“Chúng tôi kiên quyết lên án hành vi can thiệp quân sự chính trị trong nước. Đây là những giá trị cốt lõi của những người tham gia Hizmet”.

Đoạn băng mô tả âm mưu lật đổ chính quyền của Gullen

Dù đã phản bác công khai việc liên hệ với sự kiện đảo chính đêm qua, nhưng một số chuyên gia phân tích quân sự vẫn thực sự hoài nghi điều này. Bởi đã từng xuất hiện một đoạn video lan truyền vào năm 1999, trong đó Gullen đã có những bài nói gợi ý rằng các thành viên tổ chức này cần phải thâm nhập vào hệ thống chính trị Thổ Nhĩ Kỳ trước khi “nắm được toàn bộ” quyền lực nhà nước. Đây giống như gợi ý cho một cuộc đảo chính mang tính hệ thống, để chuẩn bị cho cuộc đảo chính quân sự chớp nhoáng diễn ra như ngày hôm qua tại đất nước này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo NY Times

Được quan tâm

Tin mới nhất