Lockheed M-21 Blackbird là tiền thân của phi cơ nhanh nhất thế giới SR-71 Blackbird và là biến thể của A-12, thành viên đời đầu trong “gia đình” phi cơ trinh sát “Chim đen” (Blackbird). M-21 Blackbird có thể bay ở tốc độ Mach 3 và đạt độ cao 25.500 m. Tập đoàn Lockheed phát triển M-21 Blackbird từ năm 1963 nhằm thu thập thông tin tình báo cho Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). |
Phi cơ chở khách nổi tiếng DC-10 thực hiện chuyến bay cuối cùng năm 2014, 43 năm sau khi cất cánh lần đầu năm 1971. Máy bay 3 động cơ nổi tiếng của nhà sản xuất McDonnell-Douglas là sự khởi đầu cho ngành du lịch hàng không hiện đại và thực hiện những chuyến bay dài. Tuy nhiên, khi McDonnell-Douglas sáp nhập với Boeingnăm 1997, hãng mới đã ngừng sản xuất DC-10. |
Với biệt danh “bánh kếp bay”, phi cơ Vought V-173 ra đời từ Thế chiến II để cất cánh trên đường băng ngắn. Trong vài lần Vought V-173 thực hiện những chuyến bay đầu tiên ở vùng nông thôn bang Connecticut, Mỹ, nhiều người đã gọi cảnh sát bởi họ tưởng UFO xuất hiện. |
Hughes H-4 Hercules(hay Spruce Goose) là máy bay trên biển cỡ lớn do phi công Howard Hughes, một người Mỹ, thiết kế trong năm 1947. Nó được chế tạo hoàn toàn từ gỗ, có kích cỡ lớn gấp 6 lần phi cơ thông thường và có thể chở 700 lính. Hughes H-4 Hercules chỉ thực hiện một chuyến bay. Hiện tại, nó nằm trong bảo tàng ở bangOregon, Mỹ. |
Bảo tàng Hàng không và Vũ trị Pima ở Tucson, Mỹ, trưng bày mẫu máy bay Fairchild C-82 Packet. Đây là phi cơ chở hàng 2 động cơ do lực lượng Không quân Mỹ sử dụng trong Thế chiến II. |
Ôtô bay xuất hiện từ thập niên 40, khi mẫu Convair 118 ra đời. Nó thực hiện chuyến bay thử nghiệm năm 1947 nhưng thất bại do cạn nhiên liệu và gây tai nạn. Vì vậy, nhà sản xuất quyết định không sản xuất Convair 118. |
Phi cơ Taylor Aerocar III ra đời năm 1968. Tuy nhiên, do máy bay quá cồng kềnh và không đủ mạnh, dự án này đã bị khai tử. |
R-4 là máy bay trực thăng được sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới. Không quân Mỹ, Không quân và Hải quân Hoàng gia Anh đều sử dụng R-4. |
Máy bay siêu thanh Concorde thực hiện hành trình cuối cùng xuyên Đại Tây Dương vào tháng 10/2003. Nó chỉ mất 3 giờ 20 phút để di chuyển từ sân bay Heathrow tại London tới New York. |