Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

5 tuần sau khi khỏi hẳn triệu chứng, bệnh nhân nam vẫn cho kết quả dương tính với COVID-19

Bệnh nhân nam tiếp tục cho kết quả dương tính với COVID-19 sau 5 tuần từ khi các triệu chứng biến mất, dấy lên lo ngại về thời gian tồn tại của virus trong cơ thể người.

Theo phỏng đoán của các chuyên gia y tế, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong cơ thể người trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng hơn so với dự kiến. Ngày 4/3, xét nghiệm cho thấy Charles Pignal (42 tuổi), ông chủ của một công ty trong ngành sản xuất giày, dương tính với COVID-19 sau khi biểu hiện các triệu chứng điển hình. Sau 2 ngày nằm viện, cơn sốt gần 39°C của ông đã giảm bớt, triệu chứng ho cũng không còn, cơ thể dần khỏe lại. Do đó, ông vẫn đinh ninh mình chỉ bị bệnh nhẹ.

Thế nhưng, suốt 5 tuần sau đó, kết quả xét nghiệm chứng minh ông vẫn nhiễm COVID-19 dù các triệu chứng đã biến mất. Qua 40 ngày kể từ lần xét nghiệm đầu tiên, ông đã được rời khu cách ly tại Trung tâm bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore sau khi thực hiện hai lần xét nghiệm cuối cùng cách nhau 24 tiếng, cả hai đều cho kết quả âm tính.

Đáng quan ngại hơn, các trường hợp tương tự Pignal đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên toàn thế giới, khiến bác sĩ và chuyên gia y tế phải nỗ lực nghiên cứu lý do một số bệnh nhân không thể hoàn toàn diệt trừ virus trong cơ thể, kể cả những người không có bệnh lý tiềm ẩn. Giới y học Hàn Quốc tiết lộ những mầm mống virus bị xem là đã “chết” trong cơ thể thực chất có thể tồn tại suốt nhiều tháng sau khi bệnh nhân được xác nhận khỏi bệnh.

Pignal trong ngày đầu tiên nhập viện (trái) và ngày thứ 40 (phải).

Pignal tin rằng mình nhiễm COVID-19 trong chuyến công tác ở London (Anh) vào đầu tháng 3. Sau vài ngày nằm viện, ông thấy cơ thể mình khỏe hơn nên đã nói với mẹ: “Vài ngày nữa con sẽ xuất viện thôi”. Nào ngờ, kết quả dương tính liên tiếp được trả về khiến ông phải hỏi bác sĩ liệu mình có còn lây nhiễm không. “Ông ấy trả lời: 'Chúng tôi không thể cam đoan, nhưng không có bằng chứng cho thấy anh có khả năng lan truyền virus”, Pignal nói.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, để được xem là hồi phục, một bệnh nhân phải không lên cơn sốt trong vòng 72 giờ dưới điều kiện không chịu tác động của thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng phải có sự cải thiện về sức khỏe đường hô hấp, đồng thời cho hai kết quả xét nghiệm âm tính cách nhau ít nhất 24 giờ. Pignal đã nhận kết quả âm tính vào ngày thứ 23, song đến ngày hôm sau, ông lại tiếp tục dương tính với COVID-19.

Bệnh nhân nam cập nhật tình hình trên tài khoản Instagram: “Cảm thấy ổn, không có triệu chứng gì nhưng xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính”, ông viết trong bài đăng ngày 12/3, tức ngày nhập viện thứ 8. “Tôi phát hiện có lẽ mình phải ở đây thêm một tuần nữa. Tôi không thể phàn nàn gì cả, đây là bệnh viện tốt nhất, với đội ngũ nhân viên hàng đầu thế giới. Tốt nhất tôi nên im lặng thôi”. 

Khi ấy, Pignal không ngờ mình phải ở lại bệnh viện đến hơn một tháng. Sau thời gian đó, người đàn ông 42 tuổi bắt đầu thấy bị cô lập và ngày càng tuyệt vọng. “Khu cách ly gần như tách biệt với xã hội và luồng thông tin nhiễu loạn mà tôi nhận được khiến tình hình càng thêm tồi tệ”, ông viết trên Instagram.

Cuối cùng, vào ngày 10 và 11/4, ông đã nhận kết quả âm tính hai lần liên tiếp và có thể về nhà với vị hôn thê. Hầu hết bệnh nhân COVID-19 phục hồi sau khoảng hai tuần, nhưng 1 - 2% trong số đó tiếp tục lan truyền virus, cũng có nghĩa là họ sẽ lây bệnh cho người khác.

Trung Quốc và Hàn Quốc là hai quốc gia có nhiều bệnh nhân đã được xác nhận hồi phục, song vẫn cho kết quả xét nghiệm dương tính trở lại cao nhất thế giới. Các chuyên gia y tế tại hai nước cho biết họ không nghĩ hiện tượng này xảy ra do bệnh nhân bị tái nhiễm, mà là xét nghiệm từ đầu đã cho kết quả âm tính giả hoặc mầm mống virus “chết” vẫn còn trong cơ thể người bệnh.

Dữ liệu gần đây từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cho thấy có 292 người được coi là đã hồi phục tiếp tục tái dương tính sau khi xét nghiệm. “Các đoạn RNA vẫn có thể tồn tại trong một tế bào ngay cả khi virus bị bất hoạt”, trích lời Oh Myoung-don, người đứng đầu ủy ban lâm sàng của KCDC về kiểm soát dịch bệnh mới. “Có khả năng những người đã cho kết quả tái dương tính chứa đoạn RNA này trong tế bào của họ”.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Dailymail

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc