Đã 17 năm trôi qua kể từ vụ khủng bố đẫm máu xảy ra vào 11/9/2001, nhưng đối với hàng triệu người Mỹ, những ký ức ám ảnh của ngày hôm đó dường như vẫn còn mới như ngày hôm qua.
Ngày 11/9/2001, nhóm khủng bố đã cướp 4 máy bay và hai trong số 4 chiếc máy bay đó đã đâm thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và vào Lầu Năm Góc.
Chiếc máy bay còn lại bị rơi ở Pennsylvania sau khi hành khách khống chế được những tên không tặc.
Hôm đó là một ngày bình yên bắt đầu với bầu trời xanh trong vắt nhưng lại kết thúc với sự sụp đổ trong khói bụi và lửa cháy của khối kim loại khổng lồ. Ngày hôm đó 2.977 con người ở New York, Virginia và Pennsylvania đã vĩnh viễn ra đi.
Ngày kinh hoàng đã xảy ra cách đây gần hai thập kỷ trước. Một phần tư công dân Mỹ còn quá trẻ để nhớ tới điều đó. Nhưng chắc chắn những người từng trải qua những giây phút kinh hoàng đó sẽ không bao giờ để thế hệ sau quên đi bài học lịch sử đắt giá này.
Tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới từng là biểu tượng quen thuộc của không chỉ người dân New York mà còn của cả nước Mỹ. Trong suốt nhiều năm liền, tòa tháp đã vẫn đứng vững ở đó, chỉ cần nhìn lên là bạn sẽ thấy nó sừng sững hiên ngang giữa trời, điều đã luôn tạo cảm giác yên tâm cho mọi người. Ảnh: AP
Sáng ngày 11/9/2001, tất cả mọi thứ đều bình thường như bao ngày khác cho đến khi tòa tháp đầu tiên bốc cháy trước sự bàng hoàng của nhiều người. Rất nhanh chóng, chỉ vài phút sau, khi mọi người chưa kịp định hình được chuyện gì đang xảy ra thì tòa tháp thứ 2 tiếp tục bị “con chim sắt” còn lại lao vào. Mọi việc không ổn một chút nào cả. Ảnh: Carmen Taylor/AP
Khi nghe tin xấu, Tổng thống Mỹ George W.Bush đang có mặt tại một trường học. Biểu cảm trên khuôn mặt ông đã nói lên tất cả. Không ai trong Chính phủ lại có thể ngờ rằng lời đe dọa lại nghiêm trọng đến như thế. Ảnh: Reuters
Sức công phá của 2 chiếc máy bay là quá lớn, phá vỡ cấu trúc thép, gây cháy nổ thiêu rụi cả tòa nhà. Chiến đấu cơ đã được huy động để kiểm soát không phận, tất cả các máy bay phi quân sự trong không phận Mỹ đều phải hạ cánh. Ảnh: REUTERS/Sara K. Schwittek
Hàng ngàn người bị mắc kẹt ở các tầng trên của hai tòa tháp. Nhiều người đã chết khi máy bay đâm vào, số khác đều không thể qua khỏi do lửa bốc cháy dữ dội và 2 tòa tháp sụp đổ. Một số đã nhảy xuống dù biết không qua khỏi để thoát khỏi đám cháy và khói bụi. Tổng cộng đã có 2.606 người chết chỉ tính riêng ở 2 tòa tháp. Ảnh: REUTERS/Jeff Christensen
Ngày 11/9 trời xanh và trong vắt, gió thổi đưa từng cuộn khói bốc cao lên, hiện rõ như in vào nền trời, bay ra khỏi thành phố và bến cảng. “Manhattan trông như thể đã phải hứng chịu một vụ nổ 10 triệu tấn TNT”, tiểu thuyết gia Martin Amis kể lại. Ảnh: Marty Lederhandler/AP
Do đã bị hư hại nặng về mặt cấu trúc nên việc 2 tòa tháp bị đổ là việc không thể tránh khỏi. Nhưng nhìn lại lúc đó, chẳng ai mong muốn điều này xảy ra cả. Những người ở dưới phố xung quanh khu Trung Tâm thương mại Thế giới đều bỏ chạy trong hoảng loạn khi tòa tháp đôi lần lượt đổ xuống, nát vụn, để lại toàn khói bụi và mảnh vỡ. Ảnh: AP Photo/Suzanne Plunket
Cháy nổ đã kéo dài trong nhiều giờ và âm ỉ trong nhiều ngày tiếp theo giữa đống đổ nát còn lại của 2 tòa tháp. Khu Hạ Manhattan dưới đường 14 đều được phong tỏa để giao thông không ảnh hưởng đến những nỗ lực cứu hộ. Ảnh: Mario Tama/Getty Images
Khu vực xung quanh Trung tâm Thương mại đều nhuốm một màu u ám với cảnh đổ vỡ rõ mồn một ngay trước mắt. Khói và bụi cuộn thành từng cột kéo lên không trung. Vô số ô tô, xe tải, phương tiện giao thông và xe cấp cứu bị phá hủy. Ảnh: Shawn Baldwin/AP
Bi kịch xảy ra khắp nơi. Sở Cứu hỏa thành phố New York bị mất người, Rev. Mychal Judge, một chiến sĩ cảnh sát chữa cháy đã hi sinh vì bị mảnh vỡ rơi vào người khi đang làm những nghi thức cuối cùng cho một nạn nhân xấu số. Ảnh: Shannon Stapleton/Reuters
Mặt tiền của tòa tháp đôi được kiến trúc sư Minoru Yamasaki thiết kế với cửa sổ hẹp và mái vòm cong vút lên, may mắn còn lại một chút sau vụ khủng bố. Ảnh: Peter Morgan/Reuters
Hai tòa tháp cao 110 tầng cuối cùng chỉ còn trơ lại bộ khung sắt, các thợ hàn đã mất nhiều tháng trời để cắt rời khung sắt đó đi để cho dễ vận chuyển hơn. Ảnh: REUTERS/Ryan Remiorz
Trong vụ khủng bố đẫm máu này, Sở cảnh sát chữa cháy New York đã mất 343 người để dành lại sự sống cho nhiều người khác mắc kẹt trong đám cháy. Ảnh: REUTERS/Anthony Correia
Ngay cả những người đàn ông vốn mạnh mẽ là thế cũng đều gục ngã và rơi nước mắt trước mất mát quá đau đớn này. Ảnh: Mario Tama/Getty Images
Những ngày tiếp theo, nhân viên cứu hộ được cử trực tiếp đến New York để tham gia công tác tìm kiếm và giải cứu. Cảnh tượng thật kinh hoàng khi các thi thể được đưa lên, khác hẳn so với hình ảnh chiếc quốc kỳ vẫn tung bay kiên cường giữa đống đổ nát. Ảnh: Bill Farrington/AP
Mọi người đăng hình ảnh của bạn bè và các thành viên gia đình mất tích với một hy vọng nhỏ nhoi rằng người thân của họ có thể vẫn còn sống. Ảnh: Russell Boyce/Reuters
Mọi người xếp thành hàng dài trên đường phố để động viên Cảnh sát quốc gia và đội giải cứu khi họ tiến vào Manhattan và tiến về khu “Ground Zero” (từ dùng để chỉ vị trí của tòa tháp đôi). Ảnh: Spencer Platt/Getty Images
Dù đau thương là thế nhưng người Mỹ cũng không thể quên được kẻ chủ mưu, đứng đằng sau vụ khủng bố đẫm máu này. Ảnh: REUTERS/Russell Boyce-Files
Cuộc tấn công đâu chỉ xảy ra ở New York, ngày hôm đó, Lầu Năm Góc cũng bị tấn công khiến 125 người thiệt mạng. Ảnh: REUTERS/Larry Downing
Cảnh tượng ở đó cũng đầy tang thương và chết chóc nhưng trải qua bao biến cố, tòa tháp vẫn đứng hiên ngang như thế. Ảnh: REUTERS/Larry Downing
Một tòa tháp mới đã mọc lên ngay bên cạnh cùng với đó là đài tưởng niệm, nơi chào đón rất nhiều người đến để tưởng nhớ về những người thân xấu số của mình. Ảnh: DON EMMERT/Getty Images
Các công trình kiến trúc dần hồi sinh, thay thế những hình ảnh đổ nát đau thương. Giờ đây đã có những tòa nhà chọc trời mới xuất hiện, nổi tiếng trong số đó là trung tâm thương mại Oculus. Ảnh: Courtney Verrill
Và một lần nữa, người dân lại có thể nhìn thấy cả thành phố rộng lớn từ trên cao. Ảnh: Reuters
Nhưng chương trình tưởng niệm “Tribute in Lights” hằng năm vẫn được tổ chức để nhắc nhở người dân New York và thế giới rằng ở đó từng có một tòa tháp đôi đứng hiên ngang giữa trời cùng những người đã mãi mãi ra đi ngày hôm đó. Ảnh: Reuters