Năm 2017 được coi là năm ác mộng đối với trẻ em bị kẹt ở vùng chiến sự, khi các em bị biến thành những chiến binh nhí hay lá chắn sống trong những vụ đánh bom tự sát.
Theo báo cáo của Qũy nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), năm 2017 được coi là “năm ác mộng” của trẻ em, những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Những đứa trẻ em trong những cuộc xung đột và ngay cả khi kết thúc, chúng vẫn phải hứng chịu hậu quả khôn lường như thương tật, mắc bệnh hiểm nghèo hay suy dinh dưỡng, thiếu lương thực, nguồn nước sạch, không được tiếp cận các cơ sở y tế đầy đủ, vốn đã bị phá hủy trong chiến tranh. Trong ảnh là phụ nữ và trẻ em bị thương trong vụ đánh bom hôm 20/1 tại Damascus, Syria, đang chờ được điều trị.
Trẻ em vui chơi tại công viên giải trí Eid ở Damascus, Syria trong ngày lễ Eid al-Fitr. Dù xung quanh là những tòa nhà bị phá hủy nặng nề, những chiếc xe hư hỏng thì lũ trẻ vẫn tổ chức lễ Eid al-Fitr, cố gắng sống bình thường như trước như khi chưa có xung đột xảy ra.
Một đứa trẻ 18 tháng tuổi đang nằm ngủ tại một khu tị nạn tạm thời dành cho người Syrians ở ngoại ô Zahle, Thung lũng Bekaa, miền đông Lebanon. Tính đến 6/2017, Lebanon có khoảng 1.5 triệu người tị nạn từ Syria.
Bạo lực ở Trung Đông và Bắc Phi khiến sức khỏe của hàng chục triệu đứa trẻ đang lâm vào tình trạng nguy kịch. Điển hình là trong cuộc nội chiến kéo dài 3 năm tại Yemen, 5.000 trẻ em đã thiệt mạng, hơn 1,8 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng bao gồm 385.000 đứa trẻ đang trong tình trạng nguy kịch và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, có hơn 11 triệu trẻ em tại nước này đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
Một sinh viên đang đứng tại trường học cũ ở Saada, Yemen, nơi bị phá hủy nặng nề bởi cuộc ném bom ngày 24/4. Hệ thống giáo dục của Yemen đang đứng trên bờ vực sụp đổ, hơn 5 triệu trẻ em có nguy cơ bị tước đoạt quyền đi học. Tính đến tháng 7/2017, hơn 193.000 giáo viên không nhận được tiền lương trong 9 tháng liên tục và có 222 vụ đánh bom vào trường học đã được ghi nhận.
Bạo lực chính trị quân sự kéo dài nhiều năm tại khu vực Kasai, Cộng hòa dân chủ Congo, đã khiến hơn 850.000 trẻ em phải sơ tán, hơn 200 trung tâm y tế và 400 trường học bị tấn công, khoảng 350.000 trẻ em bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Trong ảnh, một đứa trẻ đang được đo chiều cao, cân nặng tại bệnh xá chuyên điều trị suy dinh dưỡng ở Kasai.
Tshitembda, 9 tuổi, đang bế em gái trên tay. Trong cuộc chạy trốn vào rừng để thoát khỏi những cuộc xung đột tại Kasai, cậu bé đã bị ngã và bị thương rất nhiều lần.
Tại Myanmar, những đứa trẻ theo Hồi giáo, thuộc dân tộc thiểu số Rohingya đã bị tấn công bạo lực và phải chạy trốn khỏi nhà ở bang Rakhine, nơi bạo lực do mâu thuẫn sắc tộc và chia rẽ giữa cộng đồng Phật giáo và người Rohingya theo Hồi giáo đang diễn ra. Hơn một nửa trong 650.000 người Rohingya phải vượt biên qua Bangladesh tị nạn là trẻ dưới 18 tuổi. Trong ảnh là những đứa trẻ Rohingya đang giơ tay xin ăn ở Bangladesh.
Mohammed Yasin, 8 tuổi, đang đứng trong khu trú ẩn của người Rohingya ở trại tị nạn tạm thời Kutupalong, quận Cox's Bazar, Bangladesh.
Min Thiya, 10 tuổi (bên trái), đang ngồi vẽ về một đồ vật làm bằng kim loại đã giết chết bạn của cậu bé là So Aung Myo Win. Khi đó, Myo Win cầm “vật thể lạ” đó giơ lên rồi ném đi. Nó không chỉ khiến Myo Win mất mạng mà còn làm 4 đứa trẻ khác bị thương.
UNICEF cho biết, cuộc xung đột tại khu vực phía đông Ukraine trong năm thứ 4 (tức năm 2017) khiến 1 triệu trẻ em nước này cần tới sự viện trợ nhân đạo. Khoảng 220.000 trẻ em phải sống dưới sự đe dọa của bom mìn và tàn dư còn sót lại sau chiến tranh. Trẻ em sinh sống tại đây đều phải tham gia vào những cuộc huấn luyện cách đối phó khi gặp bom mìn, chất nổ.
Sau cuộc giao tranh dữ dội cuối tháng 1/2017 tại Ukraine, hơn 17.000 người, trong đó có 2.500 trẻ em phải đối mặt với thời tiết lạnh giá -17 độ C mà không có hệ thống lò sưởi, điện hay nước. Trong ảnh là Dash, 17 tuổi, đứng trong tầng hầm - nơi trú ẩn mỗi khi nghe thấy tiếng bom - của gia đình cô bé tại làng Hranitne, Ukraine.
Tại Nam Sudan, hàng ngàn trẻ em tiếp tục được các nhóm vũ trang tuyển dụng để trở thành chiến binh nhí và rất nhiều đứa trẻ đã bỏ mạng.
Để thoát khỏi sự kìm kẹp của các nhóm vũ trang, hàng nghìn người đã phải sơ tán, di dân sang nước láng giềng Uganda. Trong ảnh là một đứa trẻ ở Nam Sudan trên xe buýt di chuyển tới khu định cư dành cho người tị nạn ở Uganda. Đa số người tị nạn tới Uganda là phụ nữ và trẻ em.
Tính đến tháng 4/2017, Nam Sudan là nước có tỷ lệ trẻ em không đi học cao nhất thế giới, trong đó có gần 72% trẻ em bỏ học ngay từ bậc tiểu học. Trong ảnh là một đứa trẻ đang đứng từ cửa sổ nhìn vào lớp tiểu học do tổ chức Bảo vệ người dân (PoC) tại Nam Sudan dựng nên.
Cậu bé Latjor Mayal, 12 tuổi, đang đội một giỏ đồ trên đầu và ôm một con gà tới khu vực Bảo vệ người dân (PoC). Cậu bé đã phải đi bộ đoạn đường dài 100km từ Buaw trong vòng một ngày để tới được đây.
Nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram đã ép ít nhất 135 trẻ em đánh bom tự sát năm 2017, gấp 5 lần năm 2016. Gần 1 triệu trẻ em phải sơ tán, khoảng 20.000 người thiệt mạng và vô số những vụ vi phạm khủng khiếp về quyền trẻ em chẳng hạn như bắt cóc, lạm dụng tình dục,… Trong ảnh là Dada (15 tuổi), người từng bị Boko Haram bắt cóc và cưỡng hiếp khiến cô bé phải làm mẹ ở độ tuổi 15.
Tại thành phố Mosul ở Iraq, nơi phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) chiếm đóng, nhiều gia đình đã chọn cách di dời để tránh thương tích về bom mìn, đạn pháo, chất nổ từ những cuộc tấn công. Ước tính, có khoảng 224.298 người đã phải sơ tán khỏi thành phố Mosul.
Một người phụ nữ bế con băng qua một tòa nhà đổ nát và những chiếc xe bị phá hủy để chạy trốn khỏi thành phố Mosul, Iraq. Chiến tranh không chỉ khiến trẻ em phải vật lộn với những cơn đau da thịt, mà còn khoét sâu vào tâm hồn non nớt của những đứa trẻ.
Ngoài những khu vực nói trên, trẻ em ở nhiều nơi khác cũng phải chịu nỗi đau tương tự. Tại Afghanistan, gần 700 trẻ em đã thiệt mạng trong 9 tháng đầu năm. Tại Somalia, 1.740 trẻ em bị chiêu mộ vào các nhóm vũ trang trong 10 tháng đầu năm 2017. Hay ở Cộng hòa Trung Phi, trẻ em đã bị cưỡng hiếp, giết chết, bắt làm chiến binh nhí từ sau khi chiến tranh tôn giáo bùng nổ kể từ sau vụ đảo chính năm 2013.
Tổ chức UNICEF nói: “Trẻ em bị tấn công bạo lực ngay cả trong nhà, trường học và sân trường - những nơi trẻ cảm thấy an toàn nhất. Khi cuộc chiến kéo dài, sự tàn bạo này diễn ra liên tục mỗi năm”.
Một đứa trẻ mắc bệnh tả đang nằm điều trị tại Bệnh viện Alsadaqah, Yemen.
Người tị nạn Rohingya tại Myanmar di chuyển qua những cánh đồng lúa ngập nước, chạy trốn qua biên giới quận Cox's Bazar, Bangladesh. Nhiều đứa trẻ bị sốt vì lạnh do phải ngâm mình dưới nước quá lâu và không có quần áo để thay.
Những cuộc xung đột khiến người dân phải bỏ nhà cửa, sống lang bạt tại nơi đất khách quê người. Cũng từ đó, những đứa trẻ vô tội phải chịu hệ lụy, sống lay lắt, không được đi học tới nơi tới chốn.
Nỗi đau, mất mát do chiến tranh gây ra còn in sâu vào tâm trí của trẻ nhỏ. Trong ký ức tuổi thơ của chúng chỉ là bom đạn, cảnh tượng chết chóc.
Yamaha Janus từ lâu đã ghi dấu ấn là dòng xe tay ga thân thiện với giới trẻ nhờ thiết kế trẻ trung, tiết kiệm nhiên liệu và giá cả hợp lý. Với tinh thần không ngừng đổi mới và lắng nghe phản hồi từ khách hàng, Yamaha vừa chính thức ra mắt Yamaha Janus phiên bản mới 2024 với những cải tiến mới đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Nhưng liệu những thay đổi này có thật sự đáp ứng được mong đợi của khách hàng trẻ tuổi ngày nay?
Ở tập 13 Đảo Thiên Đường, Lee Hooyeon đã có buổi hẹn hò đáng nhớ với Wukong tại Fitness Center thuộc New World Phu Quoc Resort. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong hành trình của cô khi tham gia Đảo Thiên Đường. Bởi vì, khi nhận ra tình cảm của Minuk dành cho Khánh Linh, Hooyeon đã quyết định “buông bỏ” và mở lòng mình, chủ động hơn với Wukong.