saostar.vn
TIN HOT
TIN MỚI
VIDEO
LIÊN HỆ
search
saostar.vn
CELEB
HOT HIT
3,2,1 ACTION!
Trending
CUỘC SỐNG QUANH TA
Xúng xính
Xịn mịn
Sao SportSport
Gương mặt thương hiệu
Trường hạnh phúc
Special Family
Xã hội/Thời cuộc

Thứ trưởng Bộ Y tế: Có hai ‘ổ dịch’ COVID-19 lớn nhất cả nước là Bệnh viện Bạch Mai và quán bar Buddha

Định NguyễnĐăng lúc 17:12 | 30-03-2020

Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, việc lây lan dịch COVID-19 phụ thuộc 3 yếu tố đó là người mang dịch từ nước ngoài về (70% số ca mắc mang mầm bệnh từ nước ngoài về), sự phát hiện người bệnh nhiễm virus và thực hiện cách ly, điều trị bệnh nhân nhiễm.

Sáng 30/3, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh, thành về tập huấn nâng cao năng lực của y tế cơ sở trong phòng chống dịch COVID-19.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đến 6h sáng 30/3, Việt Nam đã ghi nhận 194 người nhiễm COVID-19. Trên thế giới có 201 nước và vùng lãnh thổ đã có người mắc bệnh.

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 tổ chức hội nghị trực tuyến với ngành Y tế 63 tỉnh, thành

Đến sáng nay, đã có 25 ca khỏi bệnh. Trong hôm nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cũng công bố khỏi bệnh cho 27 bệnh nhân, Bệnh viện Dã chiến Củ Chi công bố khỏi bệnh cho 3 bệnh nhân. Nâng tổng số người được chữa khỏi và ra viện lên 55 trường hợp.

Việc lây truyền dịch bệnh này, theo Thứ trưởng, phụ thuộc 3 yếu tố: Thứ nhất, người mang dịch từ nước ngoài về. Theo tổng hợp sơ bộ, 70% số ca mắc COVID-19 mang mầm bệnh từ nước ngoài về.

Thứ hai là sự phát hiện người bệnh nhiễm virus và thực hiện cách ly. Nếu phát hiện sớm, cách ly kịp thời thì sự lây nhiễm ra cộng đồng hạn chế. Thứ ba là phụ thuộc vào điều trị bệnh nhân nhiễm, điều này liên quan lây nhiễm trong cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Hiện có hai nơi được coi là “ổ dịch lớn” là quán bar Buddha ở TP. HCM và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Riêng tại Bệnh viện Bạch Mai có 3 tâm dịch: Ở Trung tâm Bệnh nhiệt đới, khoa Thần kinh và khu vực nhà ăn do Công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ hậu cần phục vụ.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chỉ ra 5 nhóm lớn, được xác định là nguy cơ cao nhất, gồm: Nhóm thứ 1 là nhóm bệnh nhân đã điều trị ở đây và ra viện.

Sau khi xác định đó là ổ dịch, bệnh viện đã rà soát một số đối tượng đã chuyển về các tuyến. Nhóm thứ 2 là cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám chữa bệnh, phục vụ bệnh nhân. Nhóm 3 là học sinh, sinh viên đến thực tập, học tập. Nhóm 4 là người phục vụ bệnh nhân với 2 nhóm nhỏ là người nhà đến phục vụ và nhóm được người nhà thuê phục vụ bệnh nhân. Nhóm 5 là nhân viên phục vụ tại bệnh viện với 2 phân nhóm chính là phân nhóm phục vụ của Cty Trường Sinh, phân nhóm 2 là nhân viên lái xe điện, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh môi trường…

Từ các nhóm nguy cơ cao này, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên xác định nếu không được phát hiện, giám sát chặt chẽ ra cộng đồng, nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn.

Thứ trưởng khẳng định, các trường hợp phát sinh từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã giám sát, đưa vào cách ly, giám sát chặt chẽ. Hiện ở nước ta, dịch đã chuyển sang cấp độ 3.

Hai nội dung quan trọng cần tập trung hiện nay là phát hiện ca nhiễm (từ nước ngoài nhập cảnh và tại cộng đồng) và thứ 2 là hạn chế sự lây lan của dịch ra cộng đồng. Ông nhấn mạnh, vai trò của y tế cơ sở rất quan trọng trong ngăn chặn dịch, trong đó có vấn đề phát hiện ca nhiễm ở cộng đồng.

Riêng với y tế cơ sở, chúng ta đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để phát hiện từng trường hợp, lập được danh sách những người nhập cảnh vào Việt Nam từ 8/3/2020 đến nay và bước đầu đã kiểm soát được nhóm đối tượng này.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng cho biết theo đánh giá của Ban chỉ đạo Quốc gia tình hình dịch đã bước sang cấp độ 3, và vai trò của y tế cơ sở tiếp tục được phát huy và nâng cao trong việc phát hiện ca bệnh và hạn chế lây lan ra cộng đồng.

Muốn làm được điều đó thì y tế cơ sở cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương để thành lập các tổ công tác có sự tham gia của Lãnh đạo địa phương và các cơ quan đoàn thể có nhiệm vụ đi từng ngõ gõ từng nhà, phát hiện từng đối tượng để lập danh sách rà soát tất cả các đối tượng đi từ vùng có dịch về để lập danh sách phân loại đưa vào theo dõi; bên cạnh đó tổ công tác phải đến theo dõi sức khỏe của từng đối tượng trong danh sách rà soát các biểu hiện bệnh (sốt, ho, khó thở, theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày) cùng với đó giám sát theo dõi chặt các trường hợp lớn tuổi, có nhiều bệnh nền, có bệnh mãn tính để có những tư vấn và khuyến cáo phù hợp.

BÀI VIẾT

Định Nguyễn

Từ khoá:

Bệnh viện Bạch Mai

Virus Corona

dịch bệnh Covid-19

DÀNH CHO BẠN

Tin tức

Tin sao Việt

Sao Việt

Giải trí

TV Show

Hậu trường

Hoa hậu

Âm nhạc

V-POP

K-POP

Âu Mỹ

Phim ảnh

Xine plus

Phim chiếu rạp

Phim truyền hình

Thế giới

Khám phá

Người Việt

Amazing

Xã hội

Pháp luật

Màu cuộc sống

Tin nóng

Đời sống

Cư dân mạng

Hẹn yêu

Gương mặt trẻ

Ăn chơi

Thời trang

Làng mẫu

Sao đẹp - Sao xấu

Hot - Trend

Đẹp

Làm đẹp

Phẩu thuật thẩm mỹ

Dưỡng nhan

Thể thao

Nhân vật

Bên lề

Bóng đá

Công nghệ

Mobile

Internet

Xe

Happy School

Du học

Giảng đường

Hướng nghiệp

Nguyễn Quang Minh

Tổng biên tập

Vũ Thị Tuyết Vân - Trương Thụy Tường Vy

Phó tổng biên tập

Đỗ Thu Trang

Chịu trách nhiệm nội dung

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

5B Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

TRỤ SỞ HÀ NỘI

Tầng 6, tòa nhà CIC, Số 2 ngõ 219 Trung Kính, Hà Nội

HỢP TÁC NỘI DUNG

info@saostar.vn

HỢP TÁC QUẢNG CÁO

marketing@saostar.vn

0938 305 588

Giấy phép Tạp chí điện tử Saostar số: 13/GP-BTTTT do Bộ Thông tin & Truyền Thông cấp ngày 11/01/2016

BÁO GIÁ QUẢNG CÁO