Dĩ nhiên, mỗi người đều sở hữu 50% giá trị trong căn hộ này.
Chia sẻ với truyền thông, quyết định táo bạo này của đôi bạn thân đến vào cuối năm 2020 sau khi cả hai nhận ra rằng họ không đủ khả năng mua một mình. Họ chia đôi 43.000 bảng Anh (1,2 tỷ) đặt cọc.
May mắn là họ đã có sẵn tiền mà không cần phải tiết kiệm để mua căn hộ. Amy dùng số tài sản thừa kế do ông bà để lại, trong khi Alice sử dụng gói 17.000 bảng Anh (491 triệu) nhận được từ công việc trước đây trong lĩnh vực khách sạn. Họ đã có một khoản thế chấp 260.000 bảng Anh (7,5 tỷ) và cả hai sẽ phải trả 420 bảng Anh (12,1 triệu) mỗi tháng.
Con số đó thấp hơn nhiều so với số tiền 940 bảng Anh (27,1 triệu) mà Amy phải trả cho khoản thuê nhà trước đây. Tuy nhiên họ không thể mua được căn hộ của mình nếu không vay khoản trợ giúp của chính phủ là 202.000 bảng Anh (5,8 tỷ). Theo chương trình trợ giúp để mua nhà, chính phủ sẽ cho người dân vay tới 20% giá trị tài sản hoặc 40% nếu sống ở London. Amy và Alice đã chuyển đến nhà mới vào tháng 12 năm ngoái.
Theo Karen Noye, chuyên gia về mảng thế chấp của Quilter, mua nhà chung đang là lựa chọn được nhiều người trẻ độc thân hướng đến trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay: "Không có gì ngạc nhiên khi bạn bè hợp sức mua nhà cùng nhau trong bối cảnh khủng hoảng chi phí sinh hoạt và giá nhà cao ngất trời như hiện tại. Nhưng họ cần đề phòng những rủi ro có thể xảy ra khi mua dưới hình thức này. Nếu 1 bên bỏ dở việc trả nợ giữa chừng thì rất có thể, bạn sẽ là người phải gánh toàn bộ khoản trả nợ hoặc sẽ phải bán tài sản".
Tuy nhiên, biên tập viên tài chính cá nhân cấp cao của Money.co.uk cho biết mặc dù hiện tại hình thức mua nhà này có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng nó "có thể không phải sau 5 năm nữa". Bởi mỗi người sẽ có một hoàn cảnh khác nhau xảy ra trong tương lai. Vì vậy, cần thống nhất rõ ràng mọi thứ để tránh xảy ra tranh chấp. Cuối cùng dễ mất cả tiền lẫn cả bạn.