Cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam ở đấu trường Miss Universe 2019 đang thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng yêu sắc đẹp. Bên cạnh những thiết kế được đánh giá cao về ý tưởng, kiểu dáng như Cà phê phin, Xích lô, Sơn Tinh Thủy Tinh, Bàn Thờ thì vẫn có không ít mẫu bị tố đạo nhái ý tưởng.
1. Cụ thể bộ trang phục dân tộc mang tên “Sắc Cò” lấy cảm hứng từ hình tượng con cò trong văn hóa Việt bị tố đạo ý tưởng từ bộ trang phục dân tộc “Tiên Dung” của Á hậu Thùy Dung ở kỳ Hoa hậu Quốc tế 2017.
2. Ở kỳ Miss Tourism Queen International 2018, đại diện Việt Nam là Hoa hậu Diệu Linh đã mang tới bộ trang phục dân tộc “Sơn nữ H’Mông”. Thiết kế được thực hiện kỳ công với nhiều chi tiết đan xen của thổ cẩm gốc, loại vải có sử dụng họa tiết thêu tay của người H’Mông.
3. Bộ trang phục “Sắc Việt” được lấy ý tưởng từ phong cảnh Hạ Long, mặt trước của thiết kế được thể hiện đơn giản nhưng vẫn tôn lên sự dịu dàng, nét đẹp của người phụ nữ Á Đông. Mặt sau được thiết kế là bức tranh sơn thủy, phong cảnh của Hạ Long. Sau đó, “Sắc Việt” bị cư dân mạng trong nước và đặc biệt là fan Indonesia tố giác là sao chép ý tưởng một cách trắng trợn.
Theo đó, Fan Indonesia cho rằng bộ trang phục dân tộc của Việt Nam là phiên bản lỗi của bộ trang phục mà nước này từng giành giải trang phục đẹp nhất ở kỳ Miss Grand International - Hoa hậu Hòa bình Quốc tế vào năm 2017. Về phía fan Việt, phần lớn khán giả nước nhà cũng cho rằng bộ trang phục “Sắc Việt” đã “copy” ý tưởng từ bộ trang phục của Indonesia.
4. Bộ trang phục “Hầu Đồng” lấy ý tưởng từ những nghệ nhân hát hầu đồng, hát chầu văn trong các nghi lễ thờ cúng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ bị cho là trùng lặp với thiết kế của Hoa hậu Tiểu Vy ở kỳ Miss World 2018.
5. “Đêm rằm” được lấy cảm hứng từ đêm rằm trung thu, với những đồ vật đặc trưng như ánh trăng, lồng đèn, hoa sen, đầu lân, ngôi sao… lại trùng hợp với bộ trang phục “Hoa đăng Sắc Việt” của H'Hen Niê năm ngoái.
6. Bộ Trang phục “Sắc hồn Việt” lấy cảm hứng thời Âu Lạc Hùng Vương tôn vinh sự mạnh mẽ hay linh hồn của con người Việt Nam trên đấu trường Quốc tế bị đem ra đối chiếu với bộ trang phục “Sen vàng Việt Nam” của Dương Nguyễn Khả Trang.
7. “Nàng Hương” bộ trang phục lấy ý tưởng từ phẩm hạnh của người phụ nữ Việt thuần khiết thanh cao như một bông hoa sen nở thơm ngát của vùng đồng bằng. Hình ảnh chiếc nón lá của người Huế cũng được ứng dụng. Tay cầm quyền trượng khổng tước tượng trưng cho sức mạnh quý phái bản lĩnh của người phụ nữ tay mềm yếu nhưng mạnh mẽ. Tuy nhiên nó lại được mang ra so sánh với “Nàng Mây” của Lệ Hằng.
8- 9. Hai bộ trang phục “Xe Ôm” và “Xe Máy” cũng bị cho là lấy cảm hứng từ bộ trang phục xe Tuk Tuk của Thái Lan.
Với sự tương đồng trong ý tưởng, kiểu dáng cơ hội nào cho những thiết kế bị cho là “vay mượn, xào nấu” ở cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc cho Hoàng Thùy?