Nhiều trang phục dân tộc ở đấu trường nhan sắc vì mãi mê cách tân mà bất chấp hở bạo, phản cảm.
Vẫn biết trang phục dân tộc luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các cuộc thi nhan sắc. Nhưng sự sáng tạo vượt quá giới hạn phạm trù cốt lõi của những giá trị tinh túy luôn mang lại tác dụng phụ khó lường. Dưới đây là những trường hợp như thế.
Tại cuộc thi Hoa hậu Hàn Quốc 2019, cả dàn thí sinh bị ném đá thẳng tay với những bộ Hanbok truyền thống có phần hở bạo quá đà, dường như sự làm mới trang phục truyền thống này lại đi quá xa.
Trong cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Thế giới 2019, đại diện đến từ đất nước Nam Á - Ấn Độ trình diễn một bộ trang phục đầy những hình ảnh nhạy cảm. Ngay lập tức bộ trang phục của cô gây tranh cãi.
Ở cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 20011, Á khôi Thúy Ngân sử dụng bộ trang phục dân tộc do nhà thiết kế Long Dũng thực hiện với chủ đề “Lửa thiêng Cao nguyên”. Bộ trang phục được lấy cảm hứng hình ảnh ngọn lửa đỏ rực, hừng hực sức nóng đang bập bùng cháy trong tiếng cồng chiêng rộn rã giữa núi rừng Tây Nguyên.
Trong số các trang phục dân tộc bị ném đá, bộ Sen Vàng của Khả Trang ở kỳ Miss Supranational - Hoa hậu Siêu quốc gia 2015 là một trường hợp hy hữu khi đoạt giải trang phục dân tộc đẹp nhất.
Trước đó, khi những hình ảnh đầu tiên về trang phục dân tộc của Khả Trang được đăng tải, nhiều khán giả trong nước chê thiết kế rườm rà, nặng nề.
Vấp phải nhiều ý kiến tranh luận từ khán giả, bộ trang phục mang tên Sen vàng Việt Nam nặng 45 kg của nhà thiết kế Lê Long Dũng đã giúp đại diện Việt Nam giành giải Trang phục dân tộc đẹp nhất.
Được đánh giá là một trong những trang phục linh hoạt và thoải mái nhất, lại không kén người mặc, hoodie chính là một item không thể thiếu trong tủ quần áo của mọi chàng trai, cô gái.