Ranh giới nào đặt ra cho thời trang cao cấp (luxury) và thời trang bình dân (thời trang mỳ ăn liền) khi nhu cầu sử dụng của mỗi người mỗi khác và liệu rằng thời trang mỳ ăn liền có giết chết được thời trang xa xỉ?
Trước đây, thời trang cao cấp không được ứng dụng do giá thành và tính hàn lâm trong thiết kế chưa gần gũi với người dùng, còn thời trang mỳ ăn liền thì rơi vào tình trạng sớm nở nhanh tàn. Nhưng trong thời gian hiện tại, mọi thứ đang dần có xu hướng đảo lộn, đặc biệt là định nghĩa về “thời trang mì ăn liền”.
Để hiểu hơn về sự thống trị, phủ sóng của “thời trang mì ăn liền”, phóng viên Saostar đã có những phỏng vấn ngắn với những người có nhu cầu ăn mặc để lắng nghe những chia sẻ của họ:
Stylist Lê Minh Ngọc
Thời trang mỳ ăn liền hay chuyên môn còn gọi là “fast fashion”, được các nhà mốt bán lẻ sử dụng rộng rãi hiện nay như cách thể hiện các mẫu thiết kế thời trang trên sàn diễn đến các sản phẩm được bán rộng rãi. Nó nhấn mạnh vào việc tối ưu hoá, giảm thiểu chi phí chất lượng và được sản xuất nhanh chóng đến tay người sử dụng. Thuật ngữ này là một khái niệm được phát triển rộng rãi ở Mỹ từ những năm 1980. Đến này thì có thể kể tên các nhãn hiệu đi theo định hướng này như Zara, Topshop, H&M.
Stylist Lê Minh Ngọc có suy nghĩ tích cực về thời trang mì ăn liền.
undefined
Đối với Ngọc, nó không xấu, bởi nó sẽ làm hài lòng những tín đồ thời trang, có thêm nhiều lựa chọn và sở hữu các sản phẩm thời trang kiểu dáng hiện đại, mới mẻ với giá thành mềm. Trong chúng ta ai cũng sẽ có những sản phẩm, có thương hiệu kể trên trong tủ đồ của mình và từ nhu cầu đó, mà các nhãn hiệu thời trang mì ăn liền luôn có chỗ đứng và chiếm diện tích trong tủ đồ mỗi người.
Á hậu Kim Nguyên
Nhiều người nghĩ rằng thời trang mì ăn liền là sự “sao chép lịch sự” từ những hãng thời trang cao cấp, nhưng trong số đó có những nhãn hiệu Nguyên nghĩ vẫn tạo được uy tín nhờ vào chất liệu hoặc sự tinh tế trong mẫu thiết kế. Từ đó đánh vào thị hiếu người tiêu dùng vì vẫn theo được xu hướng, vừa được một sản phẩm chất lượng và giá thành lại hợp lý. Thể hiện gu thẩm mỹ qua trang phục cần nhiều kiến thức thời trang, nếu tinh tế thì thời trang cao cấp hay thời trang mì ăn liền sẽ vẫn thể hiện được cá tính thôi. Quan trọng là cách vận dụng.
Có lẽ những nhãn hàng thời trang bình dân là người được hưởng lợi nhuận nhiều nhất, đây chính là nghịch lý trong nghành công nghiệp thời trang “cá bé nuốt cá lớn”. Đơn giản thôi, thời trang được sản xuất ra để phục vụ rất nhiều đối tượng khách hàng. Thời trang cao cấp cho những thượng đế mua sắm đồ không cần nhìn số tiền trong hóa đơn, còn thời trang bình dân phục vụ những người ít tiền hơn nhưng vẫn muốn mặc đồ đẹp “gần giống” hàng hiệu.
Fashionista Camelia Dinh
Đối với tôi thời trang mì ăn liền là dòng thời trang giá siêu rẻ được sản xuất ở những nước nghèo. Tôi nghĩ mặt xấu chiếm 80% khi giá nhân công rẻ mạt, người lao động làm việc trong môi trường độc hại, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng. Có một xưởng may ở Bangladesh bị sập giết 900 người, xét về mặt đạo đức.
Còn về thời trang, tôi thấy fast fashion nó làm mất đi tính cá nhân và đa dạng của văn hoá thời trang. Ví dụ như một celeb lăng xê một trend nào đó, nhờ fast fashion vài ngày sau bạn thấy mốt đó tràn ngập trên đường phố bởi sự sao chép quá nhanh của những người kinh doanh ham lợi nhuận.
20% còn lại là do nghèo chưa có tiền xài đồ hiệu nên nhiều khi mặc được đồ hao hao đồ hiệu giá chỉ bằng 1/10 nên cũng cảm thấy thích. Nhưng nghĩ lại thì muốn thay đổi tình trạng ở trên trước tiên phải có cuộc cách mạng trong tư duy của người tiêu dùng và điều đó rất khó có thể làm được.
Cùng nghía qua video giới thiệu về thời trang xuân hè 2016 của nhãn hàng H&M, một trong những nhãn hàng bình dân được nhiều tín đồ thời trang mến mộ nhất nhì trên thế giới:
Yamaha Janus từ lâu đã ghi dấu ấn là dòng xe tay ga thân thiện với giới trẻ nhờ thiết kế trẻ trung, tiết kiệm nhiên liệu và giá cả hợp lý. Với tinh thần không ngừng đổi mới và lắng nghe phản hồi từ khách hàng, Yamaha vừa chính thức ra mắt Yamaha Janus phiên bản mới 2024 với những cải tiến mới đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng. Nhưng liệu những thay đổi này có thật sự đáp ứng được mong đợi của khách hàng trẻ tuổi ngày nay?
Ở tập 13 Đảo Thiên Đường, Lee Hooyeon đã có buổi hẹn hò đáng nhớ với Wukong tại Fitness Center thuộc New World Phu Quoc Resort. Đây được xem là bước ngoặt lớn trong hành trình của cô khi tham gia Đảo Thiên Đường. Bởi vì, khi nhận ra tình cảm của Minuk dành cho Khánh Linh, Hooyeon đã quyết định “buông bỏ” và mở lòng mình, chủ động hơn với Wukong.