Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời trang

Phương Nga hóa thân quý phi với chim phượng hoàng tại Miss Grand International 2018

Để chuẩn bị cho phần thi trang phục dân tộc nằm trong khuôn khổ cuộc thi Miss Grand International 2018, ngay trước ngày thi 1 ngày, Phương Nga đã hé lộ bộ quốc phục mà mình đem đến sàn đấu quốc tế.

Được biết, bộ quốc phục mà Phương Nga mang đến Miss Grand International có tên gọi “Ngũ Phụng Tề Phi”, tông chủ đạo của bộ trang phục là màu vàng cung đình, được sử dụng với chất liệu gấm kết hợp với lụa truyền thống, mang ý tưởng về hình tượng chim phượng và pháp lam Huế.

Sự kết hợp giữa ngũ phụng vàpPháp lam Huế trên áo dài chính là sự kết hợp độc đáo không chỉ thể hiện sự uy quyền, mạnh mẽ mà còn giúp Phương Nga giới thiệu văn hóa Việt Nam với nét văn hóa đặc trưng triều Nguyễn đến với bạn bè quốc tế.

Phần trình diễn trang phục dân tộc luôn là một trong những phần thi được chờ đợi nhất trong các cuộc thi nhan sắc quốc tế. Từng thí sinh góp mặt tại cuộc thi sẽ mang đến một bộ trang phục đặc sắc nhất cho nền văn hóa, biểu tượng của mỗi quốc gia nhằm giới thiệu bản sắc dân tộc trước khán giả toàn thế giới.

Trước phần thi trình diễn trang phục dân tộc, Phương Nga cho biết cô cũng khá hồi hộp khi lần đầu tiên được mặc quốc phục để giới thiệu tới khán giả trên khắp thế giới nhưng cô hứa rằng sẽ thể hiện tốt nhất để “sắc màu” của tà áo dài Việt Nam lại một lần nữa để lại ấn tượng trong mắt bạn bè quốc tế.

Khánh Shyna - NTK đến từ cố đô Huế cũng đã có những chia sẻ thú vị về nguồn cảm hứng tạo nên bộ trang phục truyền thống này.

Bộ quốc phục Ngũ Phụng Tề Phi được lấy cảm hứng từ chim phụng, một loài chim trong tứ linh của văn hóa Phương Đông…

“…Chim phụng là loài chim tượng trưng cho những người phụ nữ quyền quý ngày xưa với đức hạnh, duyên dáng và thanh nhã…”

“…Với hình ảnh 5 con phụng hay còn gọi là ngũ phụng mang ý nghĩa về những điều tốt đẹp nhất với sự mạnh mẽ, quyền lực và đầy khí chất trong văn hóa Việt Nam triều Nguyễn. Hình ảnh 5 con phụng cũng được lấy từ ý nghĩa câu chuyện 5 vị quan miền Trung cùng đỗ đại khoa, vi vậy, mà cổng Ngọ Môn tại kinh thành Huế còn có tên gọi là lầu ngũ phụng. “

“…Ngoài ra, bộ áo dài còn được kết hợp với nét văn hóa triều Nguyễn thông qua hình ảnh pháp lam. Hình ảnh của hoa, lá, cảnh vật và các hoạ tiết cung đình trên pháp lam là nguồn cảm hứng bất tận trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu áo dài cung đình”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Hồng Sen

Được quan tâm

Tin mới nhất