Thời trang

Người mẫu trình diễn 'quằn quại' trên sàn diễn, trò lố hay ý tưởng nghệ thuật?

Hồng Sen
Chia sẻ

Việc để người mẫu nhảy múa, trình diễn khác lạ so với cách catwalk truyền thống trên sàn diễn thời trang Việt gần đây bị nhiều người nhận định là "làm lố", "dị biệt".

Thời gian gần đây, làng thời trang Việt chứng kiến khá nhiều những show diễn mà ở đó, người mẫu không chỉ trình diễn theo lối catwalk bình thường mà còn nhảy múa hay thậm chí là co giật, “quằn quại”, đây là cách nhiều NTK sử dụng nhằm nêm nếm, tăng thêm “gia vị”, khiến BST của mình thêm phần đặc biệt.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những điều này tuy khá lạ, mang đến cái mới mẻ nhưng lại khiến khán giả chẳng thể nào tập trung vào trang phục - điểm sáng chính cần được tôn vinh trong mỗi show diễn và ngày hôm sau, điều mà các tít báo phủ ngập chẳng phải là các tin bài xu hướng, phong cách mà là “người mẫu A diễn 'quằn quại', cô B 'nhảy múa' như lên đồng trong show diễn thời trang”.

Mới đây khi đảm nhận vị trí first face trong một show thời trang, Hồng Quế đã có màn thể hiện khá ấn tượng khi ngồi trên ghế nhảy mua, phiêu theo nhạc đồng thời thể hiện nhiều tạo dáng gợi cảm.

Phần thể hiện mào đầu trước màn catwalk quen thuộc của chân dài nhận được nhiều ý kiến trái chiều, có người cho là thú vị, mới lạ nhưng cũng có người bảo rằng việc này làm khán giả mất tập trung vào trang phục, quần áo.

Cùng trong show diễn của NTK Đỗ Long, Như Vân đã có màn trình diễn “quằn quại” không kém.

Cú nhào lộn của Minh Hằng trên sàn runway cũng từng một thời “gây bão”, đến mức chẳng ai còn nhớ đến trang phục trong BST ra sao.

Với những màn “té ngã”, lên “cơn co giật” trên sàn runway, NTK Nguyễn Tiến Truyển từng nhận về không ít “gạch đá”, cho rằng anh đang cố ý dùng chiêu trò lấp liếm, câu kéo sự chú ý của khán giả. Phía dưới những bài báo về BST là đa số ý kiến tiêu cực.

Nhưng xét khách quan mà nói, việc dùng người mẫu trỉnh diễn theo một cách lạ lẫm, khác đi so với lối catwalk thông thường từ lâu đã chẳng là điều gì quá lạ trong thời trang. Ngành sáng tạo nghệ thuật luôn đòi hỏi những cái mới, thế nên câu chuyện thay đổi, nêm nếm những gia vị khác biệt vào bữa tiệc này là điều chẳng hề lạ và càng nên được khuyến khích.

Đơn cử như John Galliano - được nhận định như một gã độc tài ngạo nghễ với những ý tưởng quái dị. Ông từng đem lên sàn diễn Dior 1993 những quý cô kiêu kỳ, thể hiện nét diễn lẳng lơ, đài các và lẽ tất nhiên là khác hẳn lối catwalk truyền thống.

Điều nên bàn ở đây, không phải là những màn nhảy múa, “uốn éo” đó có đi ngược tinh thần thời trang hay không? mà là những cái “lố” đó, nếu đúng với tinh thần, ý tưởng BST, thì vì cớ gì mà người mẫu và NTK dàn dựng không được hoan nghênh?

BST “Zen” lấy ý tưởng từ khu vườn Nhật Bản của bộ đôi NTK Viktor and Rolf cũng từng khiến khán giả “dậy sóng” với cách trình diễn thú vị: Từng người mẫu bước ra, dạo một vòng và ngồi đúng vị tri được sắp xếp, sau đó NTK sẽ cân chỉnh trang phục và tạo nên hình ảnh các “viên đá” trong “khu vườn thiền” runway.

BST “Zen” của Viktor and Rolf Haute Couture 2013 -2014.

Trong thời trang, “làm lố” không xấu, cái sai ở đây là những người nhân danh cái “lố” đó mà tự tạo những điều kệch cỡm, hòng câu kéo chút sự chú ý và mong muốn tên mình được báo chí, khán giả nhớ đến dù chỉ một khắc, ấy mới xấu! Còn nếu cứ “quằn quại”, “điên cuồng” và thật sự mang ý niệm phù hợp tinh thần chung của buổi diễn, thì tại sao không?

Chia sẻ

Bài viết

Hồng Sen

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất