Nếu mang áo dài tới Miss Universe 2020, thì những mẫu thiết kế từng tham gia tuyển chọn Trang phục dân tộc mùa giải trước được fan mách nước cho đại diện Việt Nam nên tham khảo qua ít nhất một lần.
Gần đây đơn vị nắm giữ bản quyền cử đại diện Việt Nam dự thi Miss Universe có động thái muốn mang tà áo dài trở lại đấu trường nhan sắc hấp dẫn nhất hành tinh. Bằng chứng là họ đã đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý trên mạng xã hội với mong muốn mang một kiểu trang phục hợp lòng dân.
Hình ảnh được đơn vị nắm giữ bản quyền lấy ý kiến cư dân mạng.
Với một người từng 3 lần chiến thắng giải “Người Đẹp Áo Dài” và 1 lần chiến thắng Miss Áo dài thì Khánh Vân chính là cô gái có duyên nợ với tà áo dài nhiều nhất. Hay nói cách khác khi lựa chọn áo dài để thi quốc tế, ở Khánh Vân sẽ có nhiều lợi thế để tỏa sáng. Tuy nhiên vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thiết kế của tà áo dài đó.
Chặng hành trình dài 4 năm của Khánh Vân ở Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam.
Rất có thể sau 2 năm vắng bóng, áo dài sẽ trở lại sân khấu Miss Universe 2020. Nếu điều đó xảy ra, thì đâu là một kiểu áo dài đáp ứng được 3 tiêu chí: Đẹp - Độc đáo nhưng vẫn không đánh mất đi cái hồn vốn có của áo dài.
Dựa vào tình hình thực tế hiện nay, khi cuộc thi tuyển chọn Trang phục dân tộc cho mùa giải mới vẫn chưa được đơn vị nắm giữ bản quyền đánh tiếng cộng thêm tình hình dịch bệnh phức tạp nên việc trưng dụng lại các mẫu từng dự thi trong mùa giải trước là một hướng giải quyết phù hợp.
Khánh Vân là Hoa hậu chuyên trị áo dài số 1 hiện nay.
Nhìn cuộc thi Tuyển chọn thiết kế trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam ở 2 mùa giải trước, cụ thể là ở mùa giải thứ 2, thì top 6 Trang phục dân tộc của H'Hen Niê có một mẫu áo dài vẫn chưa có cơ hội tỏa sáng.
“Phố Cổ” sử dụng tông chủ đạo màu đen nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp về đêm của Hội An, Phố cổ gợi tả sự huyền bí, cổ kính. Mấn và những chiếc lồng đèn góp phần tô điểm màu sắc trên tổng thể màu đen, tạo hiệu quả thẩm mỹ và giải trí cho người nhìn, giúp Hoa hậu H’Hen Niê không bị mất hút trên sân khấu.
Ở mủa giải thứ nhất, chỉ có 1 trong 3 tà áo dài được xuất hiện trên sân khấu Miss Universe. Trong khi đó hai bộ còn lại đành đắp chiếu. Trong ảnh là bộ trang phục lấy cảm hứng từ áo dài cung đình với những thiết kế họa tiết chim phượng quyền quý, sang trọng cùng gam màu hoàng tộc.
Thiết kế lấy cảm hứng từ những cánh chim huyền thoại với thiết kế quyền quý. Đây cũng là mẫu thiết kế chưa có cơ hội xuất khẩu.
Bên cạnh những thiết kế đã thành phẩm thì những bản vẽ còn nằm trên giấy trắng mực đen cũng là một gợi ý cho Khánh Vân. Lần gần đây nhất là mùa tuyển chọn trang phục dân tộc dành cho Hoàng Thùy ở kỳ Miss Universe 2019. Ngay từ vòng đầu tiên, ban tổ chức nhận khá nhiều mẫu vẽ lấy cảm hứng từ tà áo dài. Tuy nhiên top 18 mẫu thiết kế được lọt vào vòng thuyết trình trước Ban giám khảo chỉ có duy nhất ba mẫu là áo dài.
Trước đó nhiều mẫu đã bị loại trong sự nuối tiếc của người hâm mộ. Nếu được Khánh Vân hoàn toàn có thể tham khảo lại nếu như muốn có một thiết kế như ý làm nên chuyện ở Miss Universe 2020.
Nữ Việt là 1 trong 3 mẫu thiết kế áo dài may mắn có mặt trong top 18.
Cùng với Thuần Việt.
Và “Vũ Điệu Trên Sông Hàn”.
“Sắc Hồn Việt”, ấy cảm hứng thời Âu Lạc Hùng Vương, được nhấn thêm chi tiết hoa văn thời hùng lên trang phục dân tộc, mỗi chi tiết nhỏ đến lớn đều mang một ý nghĩa câu chuyện để làm nên bộ trang phục “National Costume” hoàn chỉnh, tôn vinh sự mạnh mẽ hay linh hồn của con người Việt Nam trên đấu trường Quốc tế.”
“Sắc Cò” là trang phục lấy cảm hứng từ hình tượng con cò trong văn hóa Việt có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam nhất là ở nông thôn.
Hoa sen là loài hoa phổ biến và là Quốc hoa của Việt Nam. Vì thế, ý tưởng được lấy từ hoa sen cách điệu qua các thời kì khác nhau. Tạo nên sự phong phú của hoa sen và tôn vinh cái đẹp của người Việt Nam.
“Phụng Vũ”, lấy hình ảnh Phượng Hoàng lửa trong truyền thuyết, kết hợp cùng trang phục truyền thống Việt Nam là Áo dài. Bản thiết kế trang phục dân tộc “Phụng vũ” mang ý nghĩa chính là sự tượng trưng cho ước mơ vượt không gian, thời gian bất chấp giông tố thử thách, vươn lên cao rộng như khát vọng chinh phục và tỏa sáng dân tộc, đất nước trước toàn nhân loại.
“Bà Chúa Thượng Ngàn”, lấy cảm hứng từ nghệ thuật hát chầu văn và nên tín ngưỡng đặc sắc đó. “Bà chúa Thượng Ngàn” đã ra đời mang theo hơi thở đậm đà bản sắc dân tộc Việt nhưng cũng không kém phần tươi mới, trẻ trung.
“Hạc”, vẫn là bộ áo dài truyền thống với những họa tiết đơn giản, quen thuộc. Điểm nổi bật của bộ trang phục là chiếc mấn đội đầu với họa tiết mặt trống đồng được chạm khắc. hai bên là hình ảnh của hai chú hạc được gắn vào thân mấn đang dang cánh đỡ tấm hạc.
“Long Phụng Sum Vầy “lấy cảm hứng từ hai loài vật huyền thoại là rồng và phụng.
“Mưa Trên Xứ Huế”, lấy ý tưởng từ bài hát “Mưa trên xứ Huế”. Phần màu xanh đằng sau tượng trưng cho hình ảnh cơn mưa. Chiếc nón lá là biểu tượng của Việt nam. Chiếc áo dài tím là hình ảnh của người con gái xứ Huế thanh lịch khiến bao trái tim thương nhớ.
“Lá Dừa Nước ” tạo nên từ việc đan những chiếc lá dừa lại với nhau, các họa tiết, hoa văn được gấp xếp và kết lại với nhau từ lá dừa nước non (cờ bắp lá dừa nước). Cùng với đó, tà áo dài truyền thống cũng được cách điệu ở phần tay, cổ và phần thân sau.
“Uy Quyền”, từ mẫu bình phong cuốn đá kết hợp với tà áo dài Việt Nam thể hiện sự uy quyền. Mẫu bình phong một bên, có kiếm một bên có viết “Văn võ song toàn” của người phụ nữ thể hiện sự oai phong mãnh liệt không thua gì đàn ông.
“Sắc Việt”, ý tưởng được lấy từ cây lúa và phong cảnh Hạ Long, mặt trước của thiết kế được thể hiện đơn giản nhưng vẫn tôn lên sự dịu dàng, nét đẹp của người phụ nữ Á Đông. Mặt sau được thiết kế là bức tranh sơn thủy, phong cảnh của Hạ Long. Bên trên là chiếc nón với bản đồ Việt Nam kết hợp với cây lúa - loài cây gắn liền với dân tộc Việt Nam. Các khối đá và thuyền được thiết kế nổi dạng 3D tạo thành một vùng biển phía sau tà áo.
“Rồng Tiên”, lấy ý tưởng từ hình ảnh Con Rồng mạnh mẽ, cao quý, quyền lực - biểu thị cho sự thịnh vượng của đất nước Việt Nam.
“Tinh Hoa Việt Nam”, lấy ý tưởng từ những bức pháp lam đặc trưng trong kiến trúc cổng tam quan của cung đình Huế, kết hợp nét độc đáo của những cánh diều để làm tiền đề cho ý tưởng bộ trang phục này.
“Một Thoáng Hội An', lấy ý tưởng từ đèn lồng Hội An và hình ảnh của Hội An về đêm để thể hiện bộ trang phục áo dài.
Tết Nguyên Đán”, ý tưởng thiết kế bộ trang phục được bắt nguồn từ dịp Tết Nguyên Đán - dịp lễ đầu năm Âm lịch vô cùng quan trọng và có ý nghĩa bậc nhất ở Việt Nam.
“Màu của nước”, với ý tưởng trên nền một bộ áo dài gần gũi với màu sắc chủ đạo là xanh - màu xanh của nước, của trời. Chiếc áo dài mãi mãi là niềm tự hào của mỗi con người Việt Nam.
“Tinh Hoa Hội Tụ”.
“Tấm”, tác phẩm lấy cảm hứng từ hình ảnh cô Tấm bước ra từ trong quả thị, là một chi tiết trong câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Tấm - hiện thân cho vẻ đẹp cốt cách của người phụ nữ Việt Nam vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Trang phục được cách điệu từ chiếc áo tứ thân kết hợp với áo dài truyền thống và nón quai thao.
“Tứ Linh”, bộ trang phục là hình ảnh Tứ Linh trong văn hóa phong thủy của Việt Nam. Long Lân Quy Phụng kết hợp cho thấy sự thịnh vượng và phát triển của Việt Nam.
Với hình ảnh Sen được soi sáng dưới ánh trăng vàng, tạo nên một tổng thể màu sắc lung linh, tựa như từng cánh hoa sen đang tắm dưới ánh trăng vàng. Một chút biến tấu hình ảnh trăng thành trống đồng - mang đậm tính dân tộc và thành quả là một bộ National Costume mang tên “Sen tắm nguyệt quang”.
Áo dài là quốc phục biểu tượng của dân tộc, là nét đẹp linh hồn, bản sắc; gắn với nét đẹp đằm thắm, dịu dàng của người phụ nữ Việt. Được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam, mang trong mình vẻ thanh tao, thuần khiết, tràn đầy sức sống; là loài hoa tượng trưng cho vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người phụ nữ. Kết hợp nét đẹp của quốc phục và quốc hoa, bộ trang phục muốn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Hiện tại, các linh kiện cho iPhone SE 4 - mẫu smartphone giá rẻ tiếp theo của Apple - đang được sản xuất hàng loạt để chuẩn bị cho sự kiện ra mắt dự kiến vào đầu năm 2025.