Thời trang

H'Hen Niê mải mê sắm vàng làm vốn nhưng nàng ơi, hàng hiệu cũng có thể sinh lời nhé!

Hồng Sen
Chia sẻ

Không mua hàng hiệu như những người đẹp khác, dư giả một chút, H'Hen Niê quyết sắm vàng để đầu tư.

Có thể nói, H'Hen Niê là một trong những nàng hậu dễ thương bậc nhất Vbiz, ngoài nhan sắc gợi cảm, thần thái, cô còn ghi dấu trong lòng khán giả bởi nét giản dị, chân chất, không đua đòi xa hoa của mình.

Khi cần xuất hiện tại những sự kiện sang trọng, đương kim Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam chẳng “thua chị kém em” khi vận lên mình những thiết kế đến từ các nhà mốt hàng đầu. Còn trong đời thường, Hen chẳng ngại ngồi xổm, mang dép lào hay ra ruộng cùng bố mẹ, thế mới thấy, tinh thần, sức trẻ và sự khiêm tốn của nàng hậu này thật đáng quý biết bao!

Hình ảnh khi tham dự sự kiện…

Hay street style bình thường đều nhận được sự yêu thích từ phía công chúng.

Giản dị, chân thành… H'Hen Niê chưa từng nghĩ đến việc sắm sửa thứ gì nhằm phục vụ nhu cầu chưng diện của bản thân. Tiền kiếm được, cô mua vàng cho mẹ, đi từ thiện hay tham gia các hoạt động cộng đồng… và cả mới đây, nàng hậu tiếp tục khiến các fan thêm yêu quý khi khoe lên trang cá nhân món đồ mà mình vừa mua - một chiếc nhẫn vàng nhỏ xinh, vừa làm đẹp, vừa để đầu tư tích trữ sinh lời.

Ngoài kia, có thể các người đẹp khác thi nhau sắm sửa hàng hiệu đắt đỏ, nhưng riêng H'Hen Niê vẫn chỉ chọn những món đồ có khả năng đầu tư, tiết kiệm. Đây quả là đức tính đáng quý, nhưng thật ra, trên thế giới vẫn có những chiếc túi hiệu có thể được dùng để đầu tư sinh lời, khi bán ra, trừ đi giá trị sử dụng, người dùng vẫn có thể lấy lại con số mua ban đầu hoặc thậm chí cao hơn.

Thực tế, một chiếc túi Chanel, Hermes hay Louis Vuitton đều có khả năng sinh lời và không hề có dấu hiệu mất giá. Đây là điều đã được kiểm chứng. Đơn cử như với mẫu Chanel Medium Classic Flap ra đời vào năm 1955. Khi đó nó chỉ có giá 220 USD. Cho tới năm 1990, chiếc túi có giá 1150 USD, năm 2016, giá trị của nó gấp 4 lần, lên tới 4900 USD… giá trị tăng trưởng được xác nhận là 72% cho 5 năm, một con số khá “béo bở”.

Còn với Hermes, khách hàng không thể ngay lập tức vào và mua liền, bạn cần sắm sửa những món khác như khăn, móc khóa… đúng với hạn mức quy định và trở thành một VIP, từ đó mới được ghi tên vào danh sách chờ mua túi, việc này thường tiêu tốn từ vài tháng đến cả năm. Chính chiến thuật tạo nên giá trị thương hiệu, giảm sản phẩm thành các phiên bản limited đã kích cầu nhu cầu muốn sở hữu từ các quý cô, tạo thành miếng bánh thuận lợi cho việc resale túi.

Thế nên, nếu muốn mua một chiếc túi hiệu, hãy cân nhắc chọn cho mình những sản phẩm cổ điển, classic và không bị qua trend, bởi sau đó, bạn hoàn toàn có thể bán lại để thu hồi vốn hoặc thậm chí… sinh lời.

Chanel Boy là chiếc túi các nàng có thể suy nghĩ, giá mua vào của nó từ 4300 - 4700 USD nhưng hoàn toàn có thể bán với mức từ 3000 - 5000 USD tùy theo độ mới, hiếm…

Hermes giữ vị trí tiếp theo với mức giá mua ban đầu là 12000 - 200000 USD, nhưng sau đó hoàn toàn có thể bán lại với mức 6000 - 300000 USD.

Chanel 2.55 có giá iá mua ban đầu: 4900 - 6000 USD, giá bán lại: 1400 - 6000 USD.

Túi Goyard tote có giá mua ban đầu: 1300 - 1600 USD, giá bán lại: 600 - 1600 USD

Và mẫu túi kinh điển Louis Vuitton Neverfull có giá mua ban đầu là 1200 - 2100 USD, Giá bán lại: 1000 - 3000 USD.

Chia sẻ

Bài viết

Hồng Sen

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất