Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời trang

Forever 21 & Urban Outfitters đối mặt với vụ kiện tụng lên tới 14 tỷ do vi phạm bản quyền

Forever 21 và Urban Outfitters bị cáo buộc trong một vụ kiện vi phạm bản quyền đối với hình ảnh của Tupac Shakur xuất hiện trên áo phông của thương hiệu.

Nhiếp ảnh gia Danny Clinch, người đã chụp ảnh cho Rolling Stone, tuyên bố rằng cả hai cửa hàng in hình ảnh của anh trên trang phục mà không có sự cho phép của anh trước đó. Nhiếp ảnh gia Danny Clinch đòi số tiền bồi thường lên tới 600.000 USD tương đương với số tiền gần 14 tỷ đồng.

Forever 21 trong cơn lao đao vì vụ kiện tụng với số tiền lớn.

Chiếc áo T-shirt của Forever 21 với hình ảnh của Tupac Shakur.

Số lượng áo được Forever 21 sản xuất với số lượng cực lớn.

Urban Outfitters cũng tự ý sử dụng hình ảnh khi chưa được đồng ý.

Theo diễn biến của sự việc, Tupac Shakur đã nhận được sự đồng ý về bản quyền hình ảnh của nhiếp ảnh gia Danny. Trong khi đó, phía bên Forever 21 và Urban Outfitters tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý phía bên đại diện hình ảnh mà Danny đã ủy nhiệm quyền sử dụng. Vì vậy, Danny đòi 600.000 USD tiền bồi thường, cùng với việc tháo dỡ tất cả các hình ảnh của anh chụp trên sản phẩm thời trang.

Bức hình nổi tiếng của Tupac bị 2 thương hiệu thời trang đạo nhái.

Tupac Amaru Shakur (16 tháng 6 năm 1971 - 13 tháng 9 năm 1996), được biết đến với tên sân khấu là 2Pac, Pac, và Makaveli, là một rapper và diễn viên người Mỹ. Shakur đã bán được hơn 75 triệu album trên toàn thế giới đến thời điểm năm 2007, làm cho anh ta một trong những nghệ sĩ âm nhạc bán chạy nhất trên thế giới. Tạp chí Rolling Stone đã bầu anh thứ 86 trong danh sách các nghệ sĩ vĩ đại nhất của mọi thời đại. Các chủ đề của hầu hết các bài hát Tupac về bạo lực và khó khăn trong nội thành, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, các vấn đề xã hội, và các cuộc xung đột với các rapper khác trong thời kỳ ganh đua hip hop Bờ Đông-Bờ Tây.

(Theo Wikipedia)

Nhiếp ảnh gia Danny Clinch

Forever 21 (hình bên trái) copy ý tưởng của Charles Smith II (hình bên phải) khi cùng sử dụng dòng chữ “not touch”.

Trước đó, Forever 21 từng vướng phải vụ lùm xùm khi nhà thiết kế Charles Smith II và người sáng lập cho Alala - Denise Lee đã cáo buộc thương hiệu này xóa những chi tiết trên thiết kế của họ để copy. Chưa dừng ở đó, các tài khoản trên Twitter đã cáo buộc Forever 21 về việc ăn cắp phông chữ từ hàng hóa Life of Pablo của Kanye West và đạo nhái dòng giày dép Fenty x Puma của Rihanna. Tháng trước, Frank Ocean cáo buộc công ty của Forever 21 đã ăn cắp một phông chữ từ trang bìa của Blonde.

Set đồ thể thao của Bandier (bên trái) bị Forever (bên phải) copy y chang với mẫu áo thể thao hoodie.

Thiết kế của Alala cũng tương tự khi cùng họa tiết vân đá bị Forever 21 đạo nhái (hình phải).

Tương tự với mẫu áo thể thao của Bandier bị thương hiệu Forever 21 đạo nhái với phom dáng lẫn thiết kế với hai vạt đen bên vai y chang.

Dù biết rằng Forever 21 có chiến lược sẽ trở thành thương hiệu thời trang mỳ ăn liền để kiếm lãi siêu lợi nhuận nhưng bên cạnh đó, cứ mỗi lần dính tới tố cáo kiện tụng, thương hiệu này phải chi trả một số tiền cực lớn để bồi thường. Thử đặt một phép tính so sánh, liệu cứ ngựa quen đường cũ thì Forever 21 sẽ lãi hay lỗ và duy trì trong khoảng thời gian bao lâu, hoặc sẽ “xấu số” hơn khi bắt buộc phải đóng cửa hàng?

Hiện tại, phía bên 2 thương hiệu Forever 21 và Urban Outfitters chưa có phản hồi nào trước sự kiện tụng này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Nhã Phong

Được quan tâm

Tin mới nhất