Thời trang

Fashion as a response: Cuộc 'phẫu thuật' văn hoá thời trang

T.H
Chia sẻ

Vớii Workshop Fashion as a response: Cuộc phẫu thuật văn hoá thời trang do Vietnam Fashion Academy (VFA) phối hợp cùng Giáo sư Amanda Hallay (LIM College - New York), mỗi người có cơ hội ngược chiều lịch sử thời trang với những cột mốc quan trọng.

Song hành cùng lịch sử phát triển của loài người, thời trang không chỉ phản ánh quan niệm thẩm mỹ mà còn những biến động chính trị, kinh tế, xã hội, và một khía cạnh nào đó, tâm lý học con người. Bạn có thể cho rằng lịch sử nhàm chán với những số liệu khô khan, nhưng bạn sẽ nhận ra mình hoàn toàn sai lầm khi đến với Workshop Fashion as a response: Cuộc phẫu thuật văn hoá thời trang do Vietnam Fashion Academy (VFA) phối hợp cùng Giáo sư Amanda Hallay (LIM College - New York). Workshop đưa bạn ngược dòng thời gian trở về buổi ban sơ thời trang loài người thời kỳ Lưỡng Hà cho đến kỷ nguyên Hollywood những năm 1940s.

_mg_8272

_mg_8442

_mg_8264

Workshop diễn ra trong ba ngày với ba chủ đề khác nhau:

Ngày 9/12/2016: Bình minh của thời trang - Nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập cổ đại

Theo Giáo sư Amanda Hallay: “Nhiều nơi dạy lịch sử sẽ không đi xa đến vậy. Nhưng nghiên cứu lịch sử thời trang mà bỏ qua giai đoạn này giống như đọc một cuốn sách mà bỏ qua chương đầu, bạn sẽ không hiểu được mọi thứ bắt đầu như thế nào”. Nếu Lưỡng Hà nổi bật với chiếc váy Kanalike thì Ai Cập cổ đại đưa thời trang lên một tầm cao mới khi dệt nên vải linen với bốn loại trang phục quan trọng nhất: shenti, kalasiris, procardium, và nemis. Buổi học đầu tiên khép lại với sự chấm dứt đế chế La Mã cùng cội nguồn của một trong những trang phục có sức ảnh hưởng nhất mọi thời đại: Tunic.

_mg_8264

Ngày 10/12/2016: Thế kỷ 18 - Từ phong cách Rococo đến cách mạng Pháp.

Thế kỷ khoa học - kỹ thuật tạo nên phong trào tôn thờ “man-made”, những thứ do con người tạo nên được xem là thời thượng. Chiếc váy phồng thách thức kỹ thuật thời trang; kiểu nón, kiểu tóc càng kỳ dị càng chứng tỏ tài năng con người. Màu sắc cũng phải “man-made” với tone pastel chủ đạo. Giới thượng lưu khoe mẽ tiền bạc qua sự cầu kỳ của trang phục. Phong cách Rococo khiến Pháp trở thành “cái nôi thời trang”, và cũng từ đây, nước hoa Pháp nổi tiếng toàn thế giới.

Phong trào “cuồng sát tư sản” của Cách mạng Pháp chấm dứt Rococo, không còn váy phồng lộng lẫy, xa xỉ. Và thời trang, một lần nữa, phản hồi lại chính trị, đánh dấu sự quay trở lại của phong cách thời La Mã cổ đại.

_mg_8506 _mg_8690

Ngày 11/12/2016: Kỷ nguyên đỉnh cao của thời trang Hollywood.

Năm 1929, thời kỳ đen tối của kinh tế nhưng đỉnh cao của thời trang Hollywood. Con người tuyệt vọng! Tất cả những gì họ có là 50cents để xem một bộ phim. Họ cần hy vọng, họ cần nhìn những thứ lấp lánh, những thứ giúp giấc ngủ của họ sáng sủa hơn.

Thế chiến II bùng nổ năm 1939 và vẻ đẹp mạnh mẽ được đề cao. Hemline được nâng lên, phụ nữ cần sự gọn gàng để làm việc. Quần áo bị tiết giảm bởi chính sách tiết kiệm vải cho chiến tranh, họ đầu tư cho phụ kiện, và ta thấy thấp thoáng sự trở lại của Rococo.

_mg_8335

_mg_8708

Một cách nhìn mới về thời trang

Với quan niệm lịch sử chỉ là môn học phụ, rất ít nơi chú trọng đào tạo môn lịch sử thời trang. Khá nhiều bạn tham gia ban đầu khá hoang mang và cho rằng workshop sẽ chỉ liệt kê các loại trang phục trong từng thời kỳ. Thế nhưng, bằng cách xâu chuỗi các sự kiện lịch sử trong suốt sự phát triển xã hội loài người, Giáo sư lần lượt lý giải cội nguồn các loại trang phục phổ biến cũng như cách các nhà thiết kế hiện đại lấy cảm hứng từ quá khứ: BST Haute Couture 2004 của John Galliano đưa thời trang Ai Cập cổ đại lên đỉnh cao nghệ thuật; Runway 2016 đánh dấu sự trở lại của hoạ tiết thêu Rococo; … Workshop đặt thời trang trong sự tương quan với các yếu tố kinh tế - xã hội - chính trị để trả lời câu hỏi mấu chốt: Điều gì khiến một xu hướng hình thành và phát triển? _mg_8551 _mg_8716

Chuỗi Workshop Fashion as a response kết thúc với sự đánh giá cao của những người tham gia. Một bạn chia sẻ: “Mình không nghĩ thời trang lại có sự liên hệ đến nhiều vấn đề như vậy. Trước đây chỉ lên mạng tìm hình nào đẹp đẹp, thấy ghi trong thời kỳ đó thì post lên thôi!”. Một bạn khác cũng hào hứng: “Mình thật sự rất bất ngờ. Cảm giác người xưa thật tài năng, họ sáng tạo ra mọi thứ. Chúng ta bây giờ đều lấy cảm hứng từ họ!”. Một chủ shop thời trang với kinh nghiệm hơn chục năm trong nghề đồng ý rằng, “bất cứ ai làm thời trang đều nên nghiên cứu về lịch sử thời trang, nếu muốn làm thời trang chuyên nghiệp hơn. Hiện nay thị trường chủ yếu tự phát, kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Nhưng khi thị hiếu phát triển, thì sự chuyên nghiệp sẽ là yếu tố quyết định bạn sẽ bị đào thải hay ở lại.”

13x18-a

Người làm thời trang không thể xem thời trang là một bộ môn nghệ thuật độc lập với sự phát triển của xã hội. Bởi lẽ, như Giáo sư Amanda Hallay liên tục nhấn mạnh: “Thời trang không phải một hòn đảo cô lập. Nó là sự phản hồi!”.

Từ bây giờ, mỗi khi nhìn vào thời trang, chúng ta đều nhớ đến câu “thần chú”: “Fashion is not an island. It’s a response!”.

Năm 2017 hứa hẹn nhiều workshop chuyên môn do VFA phối hợp cùng các chuyên gia hàng đầu trong ngành thực hiện. Hãy truy cập website http://vietnamfashionacademy.com/ để cập nhật thường xuyên nhé!

Chia sẻ

Bài viết

T.H

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất