Thời trang

Fan kì vọng Hoài Sa thắng giải Trang phục dân tộc ở Miss In't Queen nhờ mang 'báu vật' của 18 đời vua Hùng

Hoài Thanh
Chia sẻ

Nhìn lại 14 thiết kế từng được vinh danh ở giải thưởng Best National Costume ở Miss International Queen thì áo dài của Hoài Sa đang "bắt bài" đúng tiêu chí vì kết hợp những giá trị tinh hoa xuyên suốt chiều dài lịch sử của đất nước hình chữ S thân yêu.

Tuy chỉ là một phần thi phụ nhưng với tinh thần quảng bá văn hóa dân tộc của quốc gia mình nên Hoài Sa quyết định chọn áo dài thay cho những thiết kế cách tân hiện đại. Sự lựa chọn này vấp phải nhiều luồng ý kiến chê bai, vì khán giả cho rằng áo dài sẽ khó nổi bật với những trang phục lộng lẫy đầy màu sắc của đối thủ.

Tuy nhiên qua sự thể hiện của đại diện Việt trong phần thi National Costume vừa qua, khán giả đã phần nào tin tưởng sự lựa chọn của Hoài Sa. Tà áo dài của Hoài Sa lấy cảm hứng từ hình ảnh nữ anh hùng trong lịch sử Việt Nam - Bà Triệu, chưa dừng lại ở đó, bộ trang phục còn mượn họa tiết từ trống đồng Đông Sơn - một biểu tượng văn hóa của người Việt Cổ. Đó là hình ảnh của 18 chú chim trên trống đồng Đông Sơn tượng trưng cho 18 đời Hùng Vương, 18 dòng họ đầu tiên, kết hợp với nhau trong liên minh bộ lạc Văn Lang.

Hình ảnh của những chú chim, với quan niệm chim chính là tổ tiên của loài người, thể hiện sự biết ơn tổ tiên. Đồng thời chim hạc tượng trưng cho khát vọng mạnh mẽ, muốn chinh phục bầu trời; là ước mơ vượt qua mọi giông tố khó khăn.

Trang phục dân tộc của đại diện Việt Nam được đánh giá cao sau đêm thi.

Như vậy bên cạnh quảng bá hình ảnh tà áo dài Việt, Hoài Sa còn khéo léo đưa họa tiết của trống đồng Đông Sơn - một biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo; là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp và là biểu tượng của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội của người Việt cổ. Đó chính là điểm nhấn đặc biệt mà Hoài Sa muốn truyền tải.

Nhìn lại 14 trang phục dân tộc từng giành giải Best National Costume trong lịch sử cuộc thi, để được vinh danh, mỗi thiết kế phải thực sự có một màu sắc riêng biệt, không nhất thiết phải lộng lẫy, cách tân mạnh mẽ mà trên hết phải thể hiện cái tinh hoa văn hóa của dân tộc mình.

Trong các nước, thì Hàn Quốc từng giành giải thưởng này đến những 4 lần trong 14 mùa giải. Trong ảnh đại diện xứ sở Kim chi được xướng trên ở mùa giài đầu tiên với thiết kế đậm chất truyền thống - Hanbok.

Một năm sau đó, Hàn Quốc tiếp tục thắng giải cũng với trang phục Hanbok.

Nhật Bản là chủ nhân của mùa giải năm 2006.

Cũng một năm sau đó, Nhật Bản tiếp tục thắng giải với bộ trang phục Kimono.

Peru với trang phục mang đậm chất văn hóa con người đất nước Nam Mỹ.

Hàn Quốc tiếp tục ẵm giải lần thứ 3 trong năm 2010.

Brazil.

Nhật Bản.

Lần thứ 4 Hàn Quốc thắng giải Trang phục dân tộc và trong 4 lần đó họ đều mang Hanbok.

Thái Lan trong thiết kế mang linh hồn dân tộc Thái.

Bộ trang phục phản quang của đại diện Australia được vinh danh vào năm 2015.

Đại diện Lào là chủ nhân của giải “Best National Costume” năm 2016 (2017 cuộc thi không tổ chức).

Trang phục truyền thống của Indoneisa được thiết kế cầu kì, bắt mắt với vô số chiếc mặt nạ đỏ.

Năm 2019 đại diện Nicaragua chiến thắng giải Trang phục dân tộc đẹp nhất.

Chia sẻ

Bài viết

Hoài Thanh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất