Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Thời trang

Dior tiếp tục làm dân Trung Quốc 'nóng mặt', lần này là cáo buộc đạo nhái tranh truyền thống

Phong cách vẽ hoa và chim trong thiết kế mới của Dior bị cư dân mạng 'tố' là đạo nhái tranh truyền thống của Trung Quốc.

Sau 6 tháng ròng rã, cuối cùng giới mộ điệu cũng được chạm tay vào bộ sưu tập Thu Đông 2022 vốn đã ra mắt vào tháng 3 của Dior.

Tuy nhiên, thiết kế mang tên Jardin d’Hiver đang khiến cư dân mạng Trung Quốc “dậy sóng”. Họ cho rằng nhà mốt Pháp đã bắt chước phong cách vẽ hoa và chim của nghệ thuật Trung Quốc. Theo trang web bán hàng, Jardin d’Hiver được mô tả là một thiết kế tỉ mỉ, đầy chất thơ với những họa tiết lấy cảm hứng từ tranh tường của Christian Dior. 

Dior tiếp tục làm dân Trung Quốc 'nóng mặt', lần này là cáo buộc đạo nhái tranh truyền thống Ảnh 1

Tính đến thời điểm viết bài, hashtag cáo buộc Dior đạo nhái đã có 3,5 triệu lượt xem trên Weibo. Người dân Trung Quốc đang yêu cầu Dior lên tiếng chính thức xin lỗi.

Đây là lần thứ hai trong năm Dior bị dân Trung Quốc cáo buộc chiếm đoạt văn hóa. Chiếc váy được Dior bán vào tháng 7 với giá 29.000 nhân dân tệ bị hàng triệu người Trung Quốc phản đối vì trông giống hệt trang phục đặc trưng của phụ nữ trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh.

Dior tiếp tục làm dân Trung Quốc 'nóng mặt', lần này là cáo buộc đạo nhái tranh truyền thống Ảnh 2

Thương hiệu đã xóa sản phẩm khỏi trang bán hàng tại Trung Quốc nhưng không đưa ra phản hồi chính thức về vụ việc. Khoảng một trăm sinh viên Trung Quốc ở Paris và một nhóm người Trung Quốc ở Canada đã biểu tình bên ngoài cửa hàng Dior, phản đối việc “đạo nhái trang phục truyền thống của Trung Quốc” của hãng.

Dior tiếp tục làm dân Trung Quốc 'nóng mặt', lần này là cáo buộc đạo nhái tranh truyền thống Ảnh 3

Nhật báo O Ying nhận xét hai cáo buộc này sẽ làm tổn hại nặng nề đến hình ảnh của Dior tại quốc gia tỷ dân nói riêng và danh tiếng của hãng trên toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên, một số người Trung Quốc lại cho rằng những gì Dior đang làm chỉ là lấy cảm hứng, giao lưu văn hóa. Tờ People’s Newspaper đề xuất rằng nhân dịp này, các chuyên gia bản quyền nên đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để phân rõ ranh giới giữa "bắt chước" và "lấy cảm hứng".

Dior tiếp tục làm dân Trung Quốc 'nóng mặt', lần này là cáo buộc đạo nhái tranh truyền thống Ảnh 4

Năm ngoái, cư dân mạng Trung Quốc cùng từng một phen “nóng mặt” khi Lady Dior đăng ảnh quảng cáo một phụ nữ châu Á mặc trang phục truyền thống, cầm một chiếc túi Dior và trang điểm mắt rất kỳ quặc. Một triển lãm ở Thượng Hải đã đăng lại bức ảnh này với nhận xét nhà mốt cố tình “bôi nhọ phụ nữ châu Á”. Sau đó, Nhật báo Bắc Kinh (thuộc sở hữu nhà nước) cũng lên bài với tiêu đề: “Đây là hình ảnh phụ nữ Châu Á trong mắt Dior chăng?”. 

Các thương hiệu toàn cầu đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan vì vừa phải giữ vững bản sắc để níu chân khách hàng phương Tây, vừa phải mềm mỏng thuận theo văn hóa phương Đông, cụ thể ở đây là tránh gây xung đột với khách hàng Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng chính trị với phương Tây leo thang, chủ nghĩa dân tộc của người tiêu dùng Trung Quốc cũng tăng theo. Thế nhưng các thương hiệu thời trang không thể bỏ qua tập khách hàng thuộc nền kinh tế bán lẻ lớn nhất thế giới.

Xem thêm: Hoài Lâm phát ngôn kỳ lạ trên livestream khiến cộng đồng mạng ngơ ngác.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Minh Minh

Được quan tâm

Tin mới nhất