Thời trang

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn

Minh Minh
Chia sẻ

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang là cái nôi sinh ra các thiết kế đánh lừa thị giác khiến bạn không thể hiểu được mục đích thật sự của chúng.

Xuất hiện sau Thế chiến thứ nhất, nghệ thuật siêu thực giống như một phản ứng từ chối đối với xã hội đầy xung đột theo cách vô cùng bay bổng và nhân văn. Nghệ thuật siêu thực giải phóng con người khỏi những xiềng xích, những tư duy lối mòn hay thực tại nhàm chán, cho phép con người tự do thể hiện tư duy của mình mà không cần phải tuân theo logic, luân lý, tôn giáo hay thẩm mỹ chính thống. Theo trang web của Bảo tàng Tate Modern: “Chủ nghĩa siêu thực mang trong mình sứ mệnh cách mạng hóa trải nghiệm của con người. Nó giúp chúng ta cân bằng giữa tầm nhìn thực tế cuộc sống với tầm nhìn của sức mạnh vô thức và những giấc mơ”.

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 1

Yếu tố siêu thực trong thời trang xuất phát từ tư duy tư bản. Công ty làm đẹp muốn làm điều gì đó mới mẻ để kích thích doanh số bán hàng nên họ đã phát minh ra loại chai hộp hình thù khác lạ để đựng bột phấn và kem dưỡng. Sự kết nối hữu hình giữa ngành công nghiệp mỹ phẩm và thế giới nghệ thuật được thể hiện qua hộp phấn hình điện thoại bàn do họa sĩ siêu thực Salvador Dalí thiết kế cho Schiaparelli vào năm 1935. Tiếp đó, những chai nước hoa được thiết kế cầu kỳ, những hộp đựng mỹ phẩm độc đáo trở thành món quà được các quý cô ưa chuộng. Chiếc hộp đựng mỹ phẩm giống như một thế giới thu nhỏ, với bề ngoài đánh lừa thị giác khiến người ta không thể nhận ra mục đích thật sự của chúng.

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 2
Chai dầu thơm trong quyển sách.
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 3
Hộp phấn hình điện thoại.

Qua thời gian, các nhà thiết kế bắt đầu thử thách bản thân với những chất liệu mới, tạo ra nhiều loại phụ kiện mới khiến cơn khát siêu thực bắt đầu thâm nhập lên sàn catwalk. Đối với thời trang, trường phái siêu thực cũng tách rời quần áo khỏi mục đích của chúng để tạo ra những thiết kế viển vông kỳ lạ. Mọi hiểu biết thông thường của con người về quần áo hoàn toàn bị đảo lộn. Từ những năm 1930 đến những năm 1950, nhà thiết kế tiên phong Elsa Schiaparelli đã để mắt đến rất nhiều yếu tố thuộc phong trào nghệ thuật siêu thực và thể hiện cảm xúc của chúng thông qua các thiết kế thời trang của mình. 

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 4
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 5
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 6

Trong những mùa gần đây, đặc biệt là kể từ sau đại dịch, chủ nghĩa siêu thực trong thời trang đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các nhà thiết kế hiện đại không chỉ hướng đến sự cao cấp trong thời trang, mà còn quan tâm đến những ý tưởng giao thoa giữa thực tế và thế giới ảo. Dưới đây là năm thương hiệu/nhà thiết kế hiện đại đi đầu trong phong trào này.

1. Iris Van Herpen

Nhà thiết kế người Hà Lan, Iris Van Herpen không chỉ nổi tiếng với danh hiệu là nhà thiết kế đầu tiên tạo ra váy in 3D, mà còn được biết đến với những tác phẩm kì diệu đến từ tương lai. Với bộ sưu tập Haute Couture năm 2017, cô đã cắt kim loại thành những mảnh hoa hồng trắc địa mỏng dạng sợi rồi ghép chúng lại với nhau thành những chiếc váy có 1-0-2. Buổi trình diễn trên sàn diễn F22 của cô tràn ngập những thiết kế đầy mê hoặc lấy cảm hứng từ không gian kỹ thuật số. 

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 7
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 8
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 9

2. Moschino (thiết kế bởi Jeremy Scott)

Kể từ khi ra mắt vào năm 1997 với bộ sưu tập cùng tên, Scott đã được biết đến với những thiết kế hào nhoáng chẳng giống ai. Vào năm 2013, nhà thiết kế chính thức tiếp quản Moschino - thương hiệu nổi tiếng với những sáng tạo thời trang vui nhộn. Bộ sưu tập FW23 của Scott được lấy cảm hứng từ cảnh phòng ngủ trong bộ phim “2001: a Space Odyssey” của Kubrick, bao gồm một chiếc váy “đồng hồ ông nội”, một chiếc mũ chụp đèn và một tấm bình phong. 

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 10

Đến mùa tiếp theo, SS23, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi tình trạng lạm phát gia tăng ở Hoa Kỳ, anh đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc váy cuốn đầy phao bơi trên sàn catwalk. 

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 11
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 12
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 13

3. JW Anderson

Bắt đầu “nhào nặn” trang phục nam từ năm 2008, nhà thiết kế đến từ Bắc Ireland được giới mộ điệu nhớ mặt đặt tên nhờ những sáng tạo tuyệt vời và độc đáo. Anh đã gặt hái được rất nhiều thành công cho nhãn hiệu riêng của mình và cho Loewe (kể từ năm 2013). Với SS23, anh đã tạo ra những bộ trang phục kì dị được trang trí bằng ván trượt hỏng, tay lái BMX và đĩa CD. Ý tưởng của anh là muốn mọi người nhận ra “tính phù du nội tại của tính hiện đại”.

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 14
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 15
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 16

4. Loewe (thiết kế bởi JW Anderson)

Với bộ sưu tập FW22 của Loewe, Anderson đã mang đến một thiết kế vô cùng ấn tượng: chiếc váy ống dài, thanh lịch, ôm sát, với một đôi tay mảnh mai ôm trọn lấy thân hình người mặc, tạo cảm giác kỳ dị và cuốn hút giống như một thiết kế của Schiaparelli. 

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 17

Đến mùa thu tiếp theo, Anderson thiết kế bộ sưu tập Loewe dựa trên cách chúng ta nhìn mọi thứ trên Internet trái ngược với cuộc sống thực như thế nào. Thật khó để giải mã đâu là thực và đâu là giả. Ví dụ, những chiếc áo len trong bộ sưu tập được in trên giấy dính nên khi mặc lên, nhìn chúng như bám chặt trên da của người mẫu theo đúng nghĩa đen.

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 18
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 19

5. Schiaparelli (được thiết kế bởi Daniel Roseberry)

Daniel Roseberry tiếp quản quyền lực tại Schiaparelli vào năm 2019. Bộ sưu tập thời trang cao cấp của anh cho SS23 được đánh giá rất cao nhờ những thiết kế siêu thực và có phần đáng sợ. Ở hàng ghế đầu, Kylie Jenner khiến mọi người phải ngoái nhìn khi mặc một chiếc váy đen kèm chiếc đầu sư tử khổng lồ. Một lúc sau, một người mẫu cũng mặc chiếc váy đó xuất hiện trên đường băng.

Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 20
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 21
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 22
Chủ nghĩa siêu thực trong thời trang: Nghệ thuật đánh lừa thị giác phá bỏ mọi giới hạn Ảnh 23

Xem thêm: SIÊU HOT: VIET NAM IDOL 2023 - Thần Tượng Âm Nhạc Việt Nam 2023 | Casting Toàn Quốc cùng BGK khủng.

Chia sẻ

Bài viết

Minh Minh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất