A Bathing Ape?
Ngoài A Bathing Ape, thương hiệu có thiết kế “rằn ri” này còn được gọi là BAPE. Xuất hiện vào thị trường năm 1993 nhưng phải đến 2000, Nigo mới tỏ rõ tham vọng thống trị, biến BAPE thành một trong nhãn hàng có sức thống lĩnh toàn cầu.
Nghiễm nhiên, sự ra đời của BAPE trên nền đất Nhật Bản được vinh danh như bước ngoặt lịch sử có công nhất thời đại, đánh chiếm mọi khía cạnh trong nền văn hoá streetwear. Bứt phá lối mòn từ những nhãn hàng bấy lâu chỉ biết sao chép, nhập về và chịu đựng cái nhìn dành cho kẻ “thấp bé” từ nhiều gã khổng lồ ngang tàng, còn ai khác BAPE bắt đầu vươn lên tầm cao mới?
Đốn gục giới mộ điệu bằng vinh quang kinh điển khi đối đầu “mãnh hổ” cờ hoa - vốn được xem là nôi vàng đường phố, BAPE trở thành biểu tượng muôn đời cho nền văn hoá streetwear của xứ sở anh đào trên mọi ngõ ngách. Thậm chí, thương hiệu còn liên tiếp khẳng định vị trí độc tôn của mình thông qua nhiều sản phẩm đỉnh cao khi “búng tay” khuấy đảo thị trường.
Trước đây, A Bathing Ape ấn mạnh vị trí độc tôn bằng cách siết chặt đầu ra và tận dụng tối đa chiêu thức quảng bá mà ngờ đâu, sau giấc mơ đêm là sự thật bẽ bàng khi chính Nigo và BAPE lại loay hoay trong chiếc bóng căng phồng vì thổi lên quá mức. Cuối cùng, Nigo đành phải dứt lòng bán đi “đứa con” tâm huyết của mình cho I.T - tập đoàn thời trang lão làng của Hong Kong vào 2011, giá rẻ bèo so với thời vàng son.
Và những phi vụ khiến đối thủ “choáng váng”
Ngoài Be@rbrick, Coca-Cola, Champion, One Piece, G-Shock, Anti Social Social Club… đình đám còn có:
BAPE x adidas
BAPE x Puma
BAPE x Reebok
Số ít nhãn hàng sở hữu lượng fan ruột “chịu chơi”
Từ giới trẻ…
Đến hàng tá “khách mối” hạng A
Với các “ông trùm”, không chiến dịch quảng bá nào có thể tiến hành nhanh gọn và dễ dàng đạt mốc thành công bằng sức ảnh hưởng từ những sao đình đám. Cụ thể, sự “phủ đầu” của cặp vợ chồng Kanye West - Kim Kardashian, Beyoncé - Jay Z, Pharrell Williams, Justin Bieber, Rihanna, Kylie Jenner - người cũ Tyga… đều mang về doanh thu đáng gờm cho chính món đồ đó trong cuộc kèn cưa thương hiệu, không chỉ “anh em” cùng nhà nói riêng mà còn cả thị trường thời trang đường phố nói chung.
Ai đó từng nói: “Thương trường như chiến trường” nhưng xét về khía cạnh thời trang đường phố, nó là chặng đua dài mà các gã khổng lồ phải luôn khiến khách hàng “phát điên” trong sự mềm lòng, bất chấp mọi giai thoại, ải khó xung quanh. Bạn biết Off-White, biết Supreme, biết Daniel Patrick, Fear of God hay Stüssy, dĩ nhiên đó là cuộc bon chen ngôi vị. Với đế chế BAPE, giới mộ điệu còn rơi vào trạng thái “mất sức” để chi vào một trị giá nặng đô. Đừng quá nghĩ suy chuyện sở hữu được gì, biết đâu khi đam mê đến đoạn bùng cháy, giá thành chỉ mãi là con số tượng trưng.