Thời trang là một sự quay vòng. Chính vì thế mà một xu hướng dù lạ lùng đến mấy cũng sẽ có lúc quay trở lại với chúng ta.
Nếu những xu hướng thời trang từ đầu thế kỷ 18, 19 này một lần nữa xuất hiện, liệu thế giới hiện đại có sẵn sàng đón nhận chúng không?
1. Vào thế kỷ 19, đi khập khiễng mới là hợp thời trang
Alexandra của Đan Mạch, vợ của Hoàng tử xứ Wales là một biểu tượng thời trang thời Victoria. Trang phục của bà được các quý cô nhiệt tình học hỏi. Bà từng phải đeo vòng cổ để che vết sẹo trên cổ và ngay lập tức nó trở thành cơn sốt phụ kiện với các cô gái. Năm 1867, bà mắc bệnh thấp khớp nên phải đi khập khiễng. Hệ quả sau đó là các quý cô cũng chống gậy đi khập khiễng khắp thành phố London. Một số nhà sản xuất còn tạo loại giày có hai chiếc chênh nhau về chiều cao để giúp phụ nữ đi khập khiễng dễ dàng hơn.
2. Cơn sốt buộc chân váy
Từ năm 1908 đến năm 1914, cơn sốt buộc chân váy lên ngôi. Người ta tin rằng Hart Berg đã truyền cảm hứng cho nhà thiết kế để tạo ra chiếc váy này. Berg là người phụ nữ đầu tiên lái máy bay nên bà đã buộc chân váy bằng một sợi dây để nó không bị bay lên. Chiếc váy này rất nguy hiểm. Nó làm bạn khó đi lại, khó ngồi, dễ bị ngã. Một số phụ nữ thậm chí còn buộc đầu gối bằng dây thừng để tránh làm rách vải.
3. Năm 60s, váy làm từ giấy lên ngôi
Năm 1966, công ty Giấy Scott bắt đầu bán những chiếc váy bằng giấy với giá 1,25 USD. Sau đó các công ty khác ‘nhập cuộc’ và sản xuất mọi thứ từ giấy, như quần áo giấy cho trẻ em, váy cưới, áo mưa, bikini. Vào những năm 1960, Mars Hosiery đã làm ra 100.000 chiếc váy mỗi tuần. Bạn chỉ có thể dùng chúng 2-3 lần, không bền lắm nhưng đủ để bảo vệ bạn khỏi mưa nhẹ.
4. Vào thế kỷ 18, Châu Âu rộ lên trào lưu cột thu lôi
Vào giữa thế kỷ 18, Benjamin Franklin đã phát minh ra cột thu lôi. Đến cuối thế kỷ này, các quý bà quý cô bắt đầu đội mũ và ô dù gắn cột thu lôi di động. Mũ của phụ nữ sẽ được trang trí với một dải ruy băng kim loại cùng một chuỗi bạc gắn trên chúng. Những sợi xích này dài chạm đất để nếu chủ nhận bị sét đánh dòng điện sẽ đi thẳng vào lòng đất. Cánh mày râu thì gắn xích thu lôi vào ô hoặc gậy dài.
5. Các quý ông mặc corset và quần bó
Vào thế kỷ 18 và 19, các quý ông bị ám ảnh bởi vẻ ngoài nên sẵn sàng chi rất nhiều tiền cho quần áo. Những người xuất thân giàu có thích đeo corset để trông mảnh mai hơn. Loại quần bó chặt của họ gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, khiến mặt và cổ sưng tấy, mắt sưng húp. Một trong những quý ông nổi tiếng nhất thời bấy giờ - George Brummell - cần 10 tiếng để mặc quần áo và mỗi lần cắt tóc cần tới 3 người thợ. Một thợ cắt tóc thái dương, một thợ cắt tóc sau đầu, và một thợ cắt tóc trên trán.
6. Đàn ông có sẹo dễ lấy vợ hơn
Từ những năm 1930 đến những năm 1950, những vết sẹo do đấu tay đôi rất được yêu thích ở Đức và Hà Lan. Mặc dù những vết sẹo này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng chúng là dấu hiệu thể hiện bản lĩnh của chủ nhân. Thậm chí một số người đàn ông còn cố gắng tạo ra những vết sẹo giả để vẻ ngoài trông ấn tượng hơn.
7. Trong thế kỷ 18, nam giới trang điểm và đeo mặt nạ vào ban đêm
Vào thế kỷ 18, nhiều người đàn ông có sở thích làm trắng da, đánh phấn má và môi, tô lông mày đậm để có độ tương phản hơn. Đàn ông cũng sử dụng mặt nạ trị tàn nhang, kem dưỡng, nước hoa cho miệng và nhiều sản phẩm làm đẹp khác.
8. Phụ nữ cố làm cho ngực phẳng
Vào những năm 1920, có rất nhiều phụ nữ phương Tây cư xử không giống với chuẩn mực xã hội thông thường. Họ được gọi là flappers. Những phụ nữ này thích mặc quần áo xộc xệch, cởi cúc áo khoác và để tóc ngắn. Và thay vì áo nịt ngực, họ có những chiếc áo lót khiến ngực trông phẳng lì.
9. Mặc vải làm từ bọ
Vào thế kỷ 19 ở châu Âu, người ta chuộng mốt gắn cánh bọ hung lên vải đắt tiền được nhập khẩu từ Ấn Độ. Những chiếc cánh có màu sắc bóng bẩy trông sẽ càng đẹp hơn khi để dưới ánh nến. Những người thợ cần hơn 3000 chiếc cánh mới tạo ra được một chiếc váy.