Với cuộc khủng hoảng Covid-19, hành vi tiêu dùng đã có sự thay đổi rõ rệt; đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang bền vững.
Mọi người hiện đang mong đợi và yêu cầu nhiều hơn từ các thương hiệu, và nghiên cứu của McKinsey tiết lộ rằng, 57% người mua hàng đồng ý thực hiện những thay đổi đáng kể trong lối sống để giảm bớt tác động đến môi trường.
Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy 64% người mua sắm giảm chi tiêu cho quần áo và giày dép trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, có vẻ như những người mua sắm có ý thức sẽ tiếp tục thúc đẩy các thương hiệu sản xuất quần áo thân thiện với môi trường và có trách nhiệm nhiều hơn vào năm 2021; đi cùng với những xu hướng sẽ diễn ra trong năm nay
1. Kích hoạt tính bền vững quyết liệt hơn
Ngành công nghiệp thời trang đang ngày càng quan tâm hơn đến tính cốt lõi nhằm mang lại lợi ích tích cực cho con người, hành tinh, và động vật. Và dự kiến thị trường thời trang bền vững sẽ đạt 9,81 tỷ đô la vào năm 2025 và 15,17 tỷ đô la vào năm 2030.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng này, các thương hiệu sẽ cần tính đến yếu tố bền vững vào năm 2021. Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu thời trang lớn đã ráo riết tung ra các dòng sản phẩm 'bền vững' hoặc 'có ý thức' hoặc đưa ra các cam kết táo bạo để giảm tác động đến môi trường,
Bên cạnh đó, rất nhiều thương hiệu bền vững mới cũng xuất hiện, với các nhãn hàng nhỏ và độc lập chiếm nhiều không gian hơn bao giờ hết.
2. Xem xét kỹ lưỡng hơn
Khi ngày càng có nhiều người mua sắm nhận thức được tính bền vững và những tuyên bố có ý thức về môi trường của các thương hiệu, họ cũng chuyển sang sử dụng chất nhuộm tẩy có nguồn gốc từ thực vật.
Tuy nhiên, các thương hiệu quảng cáo các hoạt động bền vững của họ, có thể sẽ gặp nhiều phản đối hơn từ người tiêu dùng; bởi việc quảng bá một phạm vi có ý thức để tôn vinh hình ảnh của thương hiệu mà không thực sự làm để cải thiện tiêu chuẩn sản xuất sẽ không còn hợp lý nữa!
Vào năm 2021, các thương hiệu sẽ bị giám sát chặt chẽ hơn nữa và sẽ cần phải vượt ra ngoài những tuyên bố trên mặt truyền thông để đào sâu và giải quyết các vấn đề quan trọng.
Bộ sưu tập có ý thức là chưa đủ, và các thương hiệu sẽ cần phải giải quyết các vấn đề đạo đức và tính bền vững ở trọng tâm hoạt động của họ.
Mặc dù việc các thương hiệu thực hiện một hoặc hai sáng kiến bền vững trước đây được chấp nhận, nhưng họ sẽ cần phải thực hiện một cách tiếp cận toàn diện hơn trong năm nay và hơn thế nữa nếu muốn duy trì sự phù hợp.
3. Mua sắm qua không gian trực tuyến và tập trung vào khách hàng địa phương
Một cuộc khảo sát của Tech.co cho thấy 80% chủ doanh nghiệp nhỏ nói rằng Covid-19 đã làm tổn hại đến doanh nghiệp của họ vào năm ngoái, và nhiều doanh nghiệp nhỏ bắt đầu xoay trục chiến lược của họ qua cách phát triển không gian trực tuyến.
Với việc người tiêu dùng chi tiêu cho mua sắm trực tuyến nhiều hơn 76% so với năm 2019, chuyển sang kỹ thuật số là một nhu cầu rất lớn đối với các thương hiệu và sẽ tiếp tục mang đến cơ hội vào năm 2021.
Biên giới đóng cửa và thời gian khó khăn cho các doanh nghiệp địa phương khiến nhiều thương hiệu đẩy mạnh mua sắm tại địa phương. Mua sắm tại địa phương và hỗ trợ cộng đồng tại thị trường nội địa là một xu hướng rất có thể sẽ kéo dài vào năm 2021 và hơn thế nữa.
Trên thực tế, một cuộc khảo sát của Nextdoor cho thấy 72% thành viên tin rằng họ sẽ thường xuyên lui tới các doanh nghiệp địa phương hơn sau cuộc khủng hoảng này. Mọi người muốn hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương trực tiếp và trực tuyến.
4. Thị trường cho thuê gia tăng
Trong vài năm qua, thị trường cho thuê thời trang đã có sự phát triển vượt bậc cả về xu hướng tiêu dùng lẫn mô hình kinh doanh.
Lý do cốt lõi cho sự gia tăng nhu cầu này bao gồm cả các nhà bán lẻ thời trang lâu đời và người tiêu dùng có ý thức nhận thức được việc cho thuê như một lựa chọn về khái niệm “bền vững”.
Đây cũng như sự ổn định hơn đối với thời trang nhanh (Fast Fashion) trong khi cung cấp một lộ trình phù hợp với ngân sách cho một tủ quần áo vô hạn.
Nhiều thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ bắt đầu cuộc chơi của họ trong việc chịu trách nhiệm nhiều hơn đối với tác động môi trường và xã hội bằng cách đưa ra các sáng kiến thời trang bền vững.
Và thị trường cho thuê hoàn toàn phù hợp với một ngành công nghiệp thời trang bền vững và có trách nhiệm hơn đã làm giảm sản lượng rác thải hàng năm.
Nhìn chung, khái niệm thời trang cho thuê được tiên phong bởi Rent the Runway và được các nền tảng tích hợp ứng dụng đang trở thành xu hướng chủ đạo đối với các nhà bán lẻ toàn cầu; thậm chí cả những gã khổng lồ về thời trang nhanh (Fast fashion) như H&M cũng đưa ra các dòng sản phẩm cho thuê.
5. Tái sử dụng quần áo
Thị trường bán lại và đồ cũ đang tiếp tục bùng nổ, ThredUP dự đoán thị trường này sẽ tăng gấp 5 lần về quy mô trong vòng 5 năm tới. Ban đầu được dẫn đầu bởi các thương hiệu xa xỉ, các sáng kiến gần đây như kế hoạch mua lại của Levi’s cũng như các nền tảng bán lại của COS và Zalando đã mở đường cho nhiều thương hiệu đại chúng hơn tham gia.
Sự hợp tác là một cách tuyệt vời để các thương hiệu nhúng chân vào thị trường này. Ví dụ như cửa hàng trực tuyến của Gucci với The RealReal. Hay sức mạnh của Depop đối với người tiêu dùng Gen-Z khiến việc tái sử dụng quần áo trở thành một không gian hấp dẫn để các nhà bán lẻ thu hút nhóm khách hàng tiền năng này.
Ngoài ra, có lẽ đại dịch đã khiến người tiêu dùng phải đánh giá lại mối quan hệ với quần áo của họ. Lockdown đã đưa ra một loạt các hướng dẫn tự làm trên nền tảng TikTok, giáo dục người tiêu dùng về cách nâng cấp hoặc sửa chữa hàng hóa, cũng như làm mới quần áo thông qua việc chế tạo để tăng tuổi thọ của mặt hàng.
Ngoài ra, 65% người tiêu dùng dự định mua nhiều hàng hóa chất lượng cao nhằm kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu trong tương lai đối với các phần đầu tư vượt thời gian, sẽ giữ nguyên giá trị theo thời gian và cuối cùng có thể được bán lại.
6. Tính toàn diện, đa dạng và công bằng hơn
Ngành công nghiệp thời trang đã bị chỉ trích vì sự thiếu đa dạng, phân biệt chủng tộc thâm căn cố đế và nhiều ví dụ về sự chiếm đoạt văn hóa.
Phong trào Black Lives Matter năm 2020 đã giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề này, thúc đẩy người tiêu dùng đặt câu hỏi về các thương hiệu yêu thích của họ và thúc giục họ làm tốt hơn.
Nhiều khách hàng hiện nay mong đợi các thương hiệu thời trang giải quyết các vấn đề chủng tộc ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tính đồng nhất, đa dạng và công bằng không còn là vấn đề tùy chọn nữa.
Vào năm 2021, các thương hiệu thời trang đã phải xây dựng những nguyên tắc này vào mô hình kinh doanh của họ một cách xác thực để tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, quy mô, tuổi tác, giới tính, khả năng, giới tính hay tình trạng kinh tế xã hội đều có thể có một vị trí có ý nghĩa trong lĩnh vực thời trang và hơn thế nữa.