Thời trang

5 ứng viên 'gây bão' Oscar 2016 nhờ trang phục

Chia sẻ

Giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm lần thứ 88 với hạng mục trang phục thiết kế đẹp nhất bao gồm các ứng cử viên năng kí như: Carol, Cinderella, The Danish Girl...

Carol

Bộ phim lấy đề tài đồng tính nữ Carol đang là tâm điểm của thế giới khi liên tục xuất hiện trong danh sách đề cử tại các hạng mục quan trọng của Oscar 2016. Bên cạnh câu chuyện tình yêu cảm động giữa cô gái trẻ Therese do Rooney Mara thủ vai và người phụ nữ trung niên Carol do Cate Blanchett thủ vai, chắc hẳn khán giả vẫn nhớ những bộ trang phục trang nhã, kiểu cách, mang tính thời đại của bộ phim.

oscar1

Được mệnh danh là “phù thủy” trong thiết kế, Sandy Powell - một nhà thiết kế từng được 10 lần đề cử và 3 lần giành giải Oscar cho các bộ phim Shakespeare in Love (1999), The Aviator (2005), The Young Victoria (2010), bà đã thể hiện quyền năng của mình khi biến hóa cho các nhân vật trong Carol trở nên quyến rũ, sành điệu với găng tay, áo khoác lông và các loại mũ nồi.

oscar1

Phổ biến nhất là kiểu găng tay dài đến khuỷu tay, thường được mặc với trang phục sang trọng trong các buổi tiệc đêm như áo tay ngắn và chân váy xòe loại sọc hoa, chấm bi nữ tính, được đặt trong các màu sắc tương phản như đỏ - trắng hay xanh dương đặc trưng của nước Mỹ những năm 50.

Cinderella - Công chúa Lọ Lem

Một trong những điểm khiến Cinderella - Công chúa Lọ Lem trở thành cơn sốt chưa từng có về thể loại phim cổ tích là bối cảnh tuyệt đẹp, dàn diễn viên long lanh và gây ấn tượng mạnh với người xem về màu sắc của các thiết kế thời trang trong phim. Toàn bộ nhân vật điều được chăm chút với nhiều mẫu quần áo tinh tế được sáng tạo bởi Sandy Powell một lần nữa.

oscar3

oscar4

Các trang phục được đầu tư rất cẩn trọng đến từng chi tiết để thể hiện được tính cách riêng của nhân vật. Bộ váy dạ hội mà Cinderella mặc khi tham dự buổi dạ hội phải cắt may, xử lý hàng tháng trời để hoàn thiện. Nhân vật mẹ kế do Blanchett thủ vai cũng trở thành tâm điểm khi được miêu tả là người đàn bà nham hiểm, có vẻ đẹp sắc sảo mà Powell phải thiết kế những mẫu váy áo thật cầu kỳ để làm nổi bật vẻ đẹp của bà.

The Revenant

Một trong những thách thức khi thực hiện bộ phim The Revenant là phải chống cự với nhiệt độ lạnh buốt của trời tuyết ở Argentina . Trong phim không có bất kỳ cảnh nào mùa đông, mà đều là bối cảnh mùa thu, vào khoảng tháng chín, nên các diễn viên được yêu cầu đóng phim không có mũ và găng tay trong khi nhiệt độ bên ngoài là âm 40 độ, cộng với gió lạnh thấu xương.

oscar5 oscar6

Ngoài ra nhà thiết kế Jacqueline West đã chọn những bộ áo khoác chất liệu da động vật dày cộm, những bộ áo vải sờn rách, bẩn thỉu, bê bết đầy máu. Các thiết kế của Jacqueline West đã đặt mua từ loại da thú thật như da gấu, rái cá và nai rừng từ các tộc người thiểu số ở phía Bắc Canada rồi thử nghiệm hàng chục loại chất bẩn cũng như mỡ động vật lên trang phục để chúng đạt độ bẩn như thật, hợp bối cảnh của nhà làm phim đưa ra.

The Danish Girl

Khán giả sẽ được ngắm nhìn lại thiết kế tiêu biểu của những năm 1920 được lấy bối cảnh có thực tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch. Câu chuyện kể về cuộc sống của danh họa Einar Wegener- người đàn ông chuyển giới đầu tiên với hình ảnh chiếc đầm suông rộng, các loại mũ chuông, giày cổ điển… dưới bàn tay khéo léo của NTK Paco Delgado.

oscar7 oscar8

Nếu Lili được tạo nên từ hình ảnh phụ nữ của thương hiệu lừng danh nước Pháp Lanvin thì người vợ Gerda được truyền cảm hứng từ huyền thoại thời trang Coco Chanel. Theo nhà thiết kế Paco Delgado chia sẻ: “Nhân vật Gerda trong phim rất giàu nghị lực, bản lĩnh, quyết liệt và chứa đựng nhiều cảm xúc dồn nén trong cuộc sống của mình về người chồng.”

Mad Max: Fury Road

Đứng sau những bộ phục trang mang phong cách bụi bặm của thời kỳ hậu tận thế là NTK Jenny Beavan, người từng thắng giải Oscar với A Room with a View (1985). Các thiết kế như quần áo, giầy dép hay mặt nạ xuất hiện trên màn ảnh mang đậm tính chất Punk của thuộc thế kỷ 19. Từng bộ trang phục, mặt nạ, giày, phụ kiện được nghĩ ra, phác thảo chỉnh sửa một cách cực kì phức tạp.

oscar9 oscar10 Đặc biệt hơn là chiếc mặt nạ của Immortan Joe lấy ý tưởng từ hàm răng ngựa có hình dáng giống như bình lọc khí cho tên bạo chúa. Theo Beavan: “Khi nhìn những sản phẩm của tôi, khán giả có thể hiểu được một phần tính cách và số phận của nhân vật trong mạch phim”

Chia sẻ
Tin mới nhất