Thể thao

Vì sao CĐV Hải Phòng không đốt pháo sáng trên sân nhà?

Theo Mask online
Chia sẻ

Từ lâu nay, CĐV Hải Phòng hiếm khi đốt pháo sáng hoặc có hành vi quá khích khi đội nhà thi đấu trên sân Lạch Tray. Nguyên nhân bởi lực lượng an ninh luôn siết chặt việc quản lý.

Năm 2016, một CĐV từng suýt lỡ kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ bởi… chót dại nhặt quả pháo sáng đang cháy trên khán đài B sân Lạch Tray. Sau đó, các hội nhóm CĐV Hải Phòng lập tức kêu gọi, tự điều tra thủ phạm khiến CĐV kia bị tạm giữ.

Tất cả những người chứng kiến, khi được hỏi đều khẳng định nam CĐV đó không phải là người chủ mưu vụ đốt pháo. Nếu không tìm được thủ phạm thực sự, rất có thể CĐV này phải chịụ hình phạt rất nặng theo quy định của TP Hải Phòng.

Theo một số thành viên Ban điều hành Hội CĐV lâm thời Hải Phòng khi đó, cũng như những quản trị viên diễn đàn HPFC thì hình phạt dành cho những người đốt pháo sáng trên sân Lạch Tray có thể nói là nhớ đời. “Bị tạm giữ khoảng 1 tuần trên đồn công an, nộp phạt 30 triệu vì hành vi gây rối. Đó là còn nhẹ chứ nặng hơn thì khó nói”, một CĐV chia sẻ.

Lực lượng an ninh được bố trí dày đặc, xen giữa CĐV Hải Phòng trong trận đấu Hải Phòng 1-1 HAGL.

Việc áp dụng biện pháp cứng rắn chưa chắc đã khiến những CĐV đất Cảng “hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu” phải chùn tay. Ngay trận đầu tiên CLB Hải Phòng được chơi trên sân nhà ở mùa giải 2018, việc kiểm soát an ninh đã được tăng cường đáng kể. Lực lượng bảo vệ thậm chí còn trang bị cả áo giáp chống đạn và chia thành nhiều lớp, sẵn sàng đối phó với những bất trắc có thể xảy ra.

Tất cả khán giả vào sân ngoài việc phải trình vé còn bị kiểm tra túi xách, đồ đạc mang theo. Với một số cá nhân khả nghi, lực lượng chức năng còn tiến hành khám xét người đề phòng pháo sáng. Theo quan sát, không có các nhân viên an ninh nữ, nên việc khám xét nữ CĐV là điều không thể. Tuy nhiên, như đã nói, lực lượng an ninh được bố trí thành nhiều vòng, có mang được pháo sáng vào sân nhưng đốt được hay không lại là chuyện khác.

Trên khán đài, lực lượng công an, CSCĐ và PCCC được bố trí xen kẽ với CĐV, đạc biệt là ở khu vực cổng B15 và B16. Không những vậy, các chiến sĩ CSHS mặc thường phục cũng được cài cắm, đảm bảo không để CĐV quá khích nào có thể thoát tội đốt pháo sáng.

“An ninh làm rất chặt, họ bố trí người khắp nơi. Chỉ cần có dấu hiệu của pháo sáng cái là ngay lập tức có người lao đến. Nếu bị bắt thì xác định là… khổ. Chỉ cần bị giữ tới ngày thứ 2 là đã biết “mùi rồi”, đừng nói là ở đó cả tuần”, anh Bút, một CĐV nhiệt thành của CLB Hải Phòng cho biết.

CĐV Hải Phòng thường đốt pháo sáng khi đi sân khách.

Trong trường hợp có pháo sáng được đốt, lực lượng PCCC tại đây dường như rất có kinh nghiệm xử lý. Họ không mất nhiều thời gian, thao tác để khống chế hoàn toàn những quả pháo sáng đang cháy dở đó. Anh Đình “rồng”, CĐV nổi tiếng của đất Cảng chia sẻ: “Sự cố trên sân Hàng Đẫy phần lớn là do an ninh Hà Nội làm không chặt. PCCC cũng thiếu kinh nghiệm trong việc dập pháo sáng.

Phải biết rằng pháo sáng được dùng cho cứu hộ trên biển. Nó là loại ưa nước, nên dùng nước để dập pháo sáng là sai sách. Theo tôi không ở đâu có kinh nghiệm ứng phó với pháo sáng được như Lạch Tray. Các chiến sĩ an ninh ở đây dùng thiết bị đặc chủng, chứa cát, chỉ cần đút vào, đạy nắm là tự tắt”.

Được biết, sau những vướng mắt về quan điểm, quyền lợi giữa CĐV và CLB Hải Phòng trong những mùa bóng vừa qua, dẫn đến việc đội bóng này không có Hội CĐV chính thức theo yêu cầu từ BTC, từ mùa giải 2015, UBND thành phố Hải Phòng sẽ vào cuộc, quản lý hoạt động của các hội nhóm CĐV tự phát hiện nay, tiến tới việc quy tụ về một Hội CĐV chính thức duy nhất dưới sự quản lý của lãnh đạo thành phố.

“Theo tôi được biết, năm nay thành phố làm quyết liệt việc thành lập CĐV chứ không để như những năm trước. Có thể nói là tình trạng quậy phá sẽ không còn nữa, khi lãnh đạo thành phố trực tiếp quản lý, điều hành”, anh Bút cho hay.

“Tuấn Anh gặp chấn thương mới, không phải tái phát”

Ông Nguyễn Trọng Thủy, bác sĩ của đội U23 Việt Nam về trường hợp chấn thương của Tuấn Anh. Bác sĩ Thủy cho biết đây không phải là một chấn thương tái phát, mà là một chấn thương mới trên nền tổn thương cũ ở đầu gối của tiền vệ HAGL.

“Chấn thương của Tuấn Anh trong trận đấu giữa Hải Phòng và HAGL vừa qua không phải là một dạng tái phát chấn thương. Đây hoàn toàn là một chấn thương mới trên nền tổn thương cũ ở gối”, bác sĩ Thủy cho biết.

Để có thể chẩn đoán kịp thời cho tiền vệ 23 tuổi, bác sĩ Thủy đã đặt lịch chụp cộng hưởng từ MRI ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) ngay trong đêm 18/03. Sau khi trận đấu kết thúc, Tuấn Anh di chuyển từ Hải Phòng về Hà Nội để chụp cộng hưởng chấn thương mới này.

“Đêm qua theo yêu cầu của HLV trưởng CLB HAGL, bác sĩ Đồng Xuân Lâm đã gọi cho tôi hỏi xem có bệnh viện nào chụp MRI ngay trong đêm không. Với sự quen biết, tôi đã nhờ PSG.TS. Lâm Khánh - phó viện trưởng, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện 108”, bác sĩ Thủy nói tiếp.

“Một điều may mắn cho Tuấn Anh là thông thường bệnh viện chỉ chụp MRI trong giờ hành chính, không chụp cho các bệnh nhân cấp cứu, nhưng PGS.TS. Lâm Khánh là người rất yêu bóng đá nên ông đã nhắn nhân viên bệnh viện chụp ban đêm cho Tuấn Anh”.

Bác sĩ Thủy cho biết thêm rằng sau khi gặp chấn thương, Tuấn Anh có cảm thấy đau ở vùng sau gối, gần vị trí gân khoeo. Tuy vậy tiền vệ người Thái Bình cần được khám, hỏi, chụp cộng hưởng từ thì mới có thể biết chính xác vị trí và mức độ nặng nhẹ của chấn thương lần này.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Mask online

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất