Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sao Sport

Từ Enke đến Sulli: Những tiếng thét mang tên trầm cảm

Bóng đá và giải trí có điểm chung là bi kịch mang tên trầm cảm, từ thủ thành Enke đến sự ra đi của Sulli sẽ khiến khán giả phải suy ngẫm...

Sulli, nữ ca sĩ - diễn viên nổi tiếng của Hàn Quốc qua đời đã để lại một cú sốc lớn cho cả châu Á. Trước một tấn bi kịch mang tên cái chết của Sulli, fan hâm mộ giải trí có lẽ phải giật mình khi 12 năm qua có 11 ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc tự tử.

Tất cả là nạn nhân của sự trầm cảm, bởi giải trí Hàn Quốc trở thành ngành công nghiệp với sự áp lực cực kỳ khủng khiếp, từ sự hà khắc của cạnh tranh đến sức ép của người hâm mộ với những “tiếng chửi”, lời chê - khen liên tục xuất hiện. Và một khi ai không thể vượt qua được những áp lực kể trên thì rơi vào vòng xoáy, có thể dẫn đến tấn bi kịch như Sulli.

Sulli tự tử vì trầm cảm.

Trầm cảm đáng sợ như thế nào? Tại sao là “sát thủ” khiến cho một loạt sao Hàn Quốc phải chọn cách tự tử? Độc giả có thể hiểu thêm sự đáng sợ này qua một lăng kính khác - đó là trầm cảm trong bóng đá.

Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp thế giới (FIFPro) làm cuộc khảo sát với hàng trăm cầu thủ chuyên nghiệp để ra kết quả: 26% cầu thủ thừa nhận bị chứng trầm cảm.

“Áp lực cả trong lẫn ngoài sân cỏ đang đè nặng lên đôi vai của giới cầu thủ. Sự dồn nén đó phần nào đã khiến càng ngày càng có nhiều cầu thủ rơi vào chứng trầm cảm”, Vincent Gouttebarge, chuyên gia bộ phận y tế của FIFPro nói.

Đó cũng là lý do bóng đá thế giới không ít lần chứng kiến những cái chết đau thương, nó cũng rơi vào bi kịch tương tự như sự ra đi của Sulli. Thủ thành Robert Enke là một ví dụ…

Ngày 10/11/2009, Robert Enke rời nhà với lời nói tạm biệt người vợ Teresa. Anh cũng không quên dành tặng cô con gái nhỏ 10 tháng tuổi của mình một nụ hôn lên trán. Enke nói với gia đình đến sân tập. Nhưng kể từ lúc anh rời nhà là một sự ra đi vĩnh viễn…

Enke chọn cách tự tử bằng cách lao vào đoàn tào đang chạy với vận tốc 160 km/giờ. Một cái chết rúng động cả bóng đá Đức và thế giới.

Sau đó, cái chết của Enke được xác định do trầm cảm. Anh đã giấu kín căn bệnh trầm cảm trong nhiều năm. Mọi thứ bắt đầu từ lúc anh quyết định đến khoác áo CLB Barcelona vào năm 2002. Sức ép cực lớn vì chơi bóng cho một CLB hàng đầu thế giới và những ngày ngồi trên ghế dự bị khiến cho Enke rơi vào bi kịch trầm cảm.

“Giai đoạn trầm cảm đầu tiên của Enke là thời điểm anh ấy thấy mình vô giá trị với Barca và bị hiểu lầm. Robert đã không thể tìm được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi tại sao những ý nghĩ đen tối đó cứ quẩn quanh mình”, nhà văn Ronald Reng viết trong cuốc sách mang tên Một cuộc đời quá ngắn ngủi - Tấn bi kịch của Robert Enke (A Life Too Short: The Stragedy of Robert Enke).

Enke chọn cách lao vào đoàn tàu vì bị trầm cảm trong nhiều năm.

Hai năm sau cái chết của Enke (tháng 11 năm 2011) cựu cầu thủ và HLV của xứ Wales, Gary Speed treo cổ tự tử tại nhà riêng. Sự ra đi của Gary Speed được xác nhận do… trầm cảm.

Cầu thủ Andreas Biermann có ba lần tự tử nhưng bất thành. Lý do là Andreas Biermann mắc bệnh trầm cảm và ám ảnh bởi cái chết của Enke.

Bóng đá nếu xét ở khía cạnh dư luận, sự nổi tiếng, kiếm tiền và sự cạnh tranh, rõ ràng có sự tương đồng rất lớn với giải trí. Và hơn hết, cả hai có điểm chung là bi kịch mang tên sự trầm cảm.

Từ Enke đến Sulli để lại cho fan hâm mộ nhiều điều suy ngẫm. Họ theo đuổi giấc mơ từ bé và chạm tay vào thì phải đối diện với vô vàn sức ép khác. Thế nên, khán giả cần có sự cân nhắc trước khi khen - chê thần tượng, đó là cách giúp họ giảm bớt áp lực để tránh xảy ra những cái chết bi thương.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Văn Nhân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui mê tít chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc