Thể thao

Câu chuyện cuộc đời của Didier Drogba: Trái tim nhân ái cứu rỗi Lục Địa Đen

Theo BĐ&CS
Chia sẻ

Drogba là tượng đài ở Chelsea và ĐTQG Bờ Biển Ngà. Trong gần hai thập kỷ theo dõi, khán giả luôn nhớ về Drogba như là tiền đạo toàn diện và xuất chúng bậc nhất thế giới, mẫu cầu thủ sử dụng những thủ thuật đơn giản nhưng dư thừa từ trường làm bùng nổ khán đài.

Nhưng cả sự nghiệp huy hoàng, khoảnh khắc khiến anh ám ảnh và mãi ghi nhớ không nằm lại trên đường pitch. Drogba không chỉ biến bóng đá thành nghề nghiệp đưa anh tới đỉnh cao thế giới. “Voi rừng” đã dùng chính mục đích và bản chất cao cả của môn thể thao vua giúp giải quyết cuộc nội chiến kéo dài từ suốt hai thập kỷ ở Bờ Biển Ngà.

Ở quê nhà, Drogba không được chào đón như một ngôi sao bóng đá. Với người dân Bờ Biển Ngà, Drogba là anh hùng dân tộc, người giang tay cứu rỗi số phận của một quốc gia và hàng triệu số phận.

SỰ KIỆN ĐẶC BIỆT

Ngày 03/06/2007, Bờ Biển Ngà đánh bại Madagascar 5-0 bằng các bàn thắng của Saloman Kalou, Yaya Toure, Didier Drogba và Arouna Kone trong chiến dịch vòng loại Cúp vô địch châu Phi sẽ tổ chức ở Ghana sau đó một năm. Chiến thắng này giúp Bờ Biển Ngà dành trọn 9 điểm/3 lượt và trước mắt họ chỉ còn một trận đấu cuối cùng.

Nhưng ngày hôm ấy, 3 điểm của Bờ Biển Ngà không phải gói gọn trong phạm vi thể thao thi đấu. Ý nghĩa của chiến thắng ấy vượt khỏi khuôn khổ đường pitch.

Dưới yêu cầu của Didier Drogba - thủ lĩnh bóng đá tại Bờ Biển Ngà, địa điểm tổ chức trận đấu đã chuyển tới Bouake, thành phố lớn thứ hai tại Bờ Biển Ngà và căn cứ phía Bắc của thành phần Hồi giáo cực đoan chống lại lực lượng ủng hộ chính phủ theo đạo Thiên Chúa ở miền Nam. Cuộc chiến bấy giờ đã kéo dài qua năm thứ 6.

Sau 6 năm xung đột, Didier Drogba đã làm được một điều mà không ai có thể làm được, kể cả chính phủ Pháp, Liên Hợp Quốc hay bất cứ nhân vật chính trị nào: Đưa những binh sỹ theo Hồi giáo cực đoan miền Nam và quân đội theo Thiên chúa giáo miền Bắc ngồi theo dõi ĐT Bờ Biển Ngà giành chiến thắng ở vòng loại CAN 2008.

Bỏ qua khác biệt sắc tộc, tôn giáo và sự trung thành, quân đội hai bên ngồi xen kẽ lẫn lộn trong sân bóng chật kín không còn một chỗ trống và chăm chú lắng nghe “Les Éléphants” thi đấu dưới sân.

Giữa bầu không khí thù địch căng thẳng trong những năm qua, hai phe bất ngờ tìm thấy điểm chung duy nhất, cũng chính là nút thắt giúp tháo gỡ tình hình chiến sự và xung đột sắc tộc có chiều hướng leo thang.

THỜI BUỔI LOẠN LẠC

Tháng 03/1978, Drogba chào đời ở thủ đô Abidjan, phía Nam Bờ Biển Ngà. Lên 5, Drogba được bác ruột Michael Goba, một cầu thủ chuyên nghiệp đón qua Pháp sống.

Sau dịp sinh nhật thứ 8, Drogba quay lại Bờ Biển Ngà nhưng nhanh chóng trở về Xứ sở hình Lục lăng do cha mẹ anh mất việc và nhận ra châu Âu là môi trường tốt hơn để giáo dục con. Drogba đi trước, hai người anh em ruột theo sau vào năm 1993 và cả ba đoàn tụ ở vùng ngoại ô Paris.

Trong khi đó, ở Bờ Biển Ngà chứng kiến cuộc chuyển giao đất nước sau ngày giải phóng khỏi ách đô hộ của Pháp vào đầu thập niên 1960. Dưới sự dẫn dắt của tổng thống Felix Houphouet-Boigny, chủ đồn điền cacao và tham gia làm bộ trưởng trong chính quyền thực dân Pháp vào những năm 1950, Bờ Biển Ngà đã phần nào làm giảm sự bất ổn trong đời sống chính trị - xã hội và giải quyết tận gốc mối bất hòa giữa các sắc tộc.

Năm 1993, Houphouet-Boigny qua đời. Công cuộc xây dựng thể chế xã hội và đời sống kinh tế tại đây đã gắn liền với Boigny, và sự ra đi đột ngột của Boigny khiến Bờ Biển Ngà đối mặt với tương lai bất ổn.

Khoảng trống quyền lực Boigny bỏ lại là thời cơ cho những xung đột nổi chiến nổ ra, điển hình là cuộc tranh chấp vương miện giữa miền Bắc và miền Nam vào thập niên 1990.

Henri Konan Bedie chiến thắng trong cuộc tranh cử năm 1995 và có nhiệm vụ đàn áp những cuộc nổi dậy yếu ớt và lẻ tẻ. Đấy là khi tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, Bedie không nhận được sự ủng hộ của Boigne ngày vị này còn sống. Bản lý lịch của Bedia cũng không hào nhoáng để chiếm được niềm tin của dân chúng.

Chính điều này đã biến Drogba trở thành người anh hùng dân tộc, vượt qua tầm vóc của một siêu sao bóng đá châu Phi. Drogba, với tấm lòng đau đáu vì sự chia ly của tổ quốc, đã biết dùng bóng đá làm công cụ gắn kết dân tộc, bắt đầu từ những cầu thủ trong ĐTQG và sau đó là cả đất nước BBN.

Ông bắt buộc phải lựa chọn phương pháp quản lý đất nước nghiêm khắc và chặt chẽ hơn. Tiến trình dân chủ hóa là kết quả tất yếu, kéo theo cái giá phải trả là hàng ngàn vụ va chạm giữa quân đội và người dân cùng vô số vụ bắt giữ.

Cộng hưởng cuộc suy thoái kinh tế kéo dài từ năm 1980 làm dấy lên quan điểm chính trị về một “Bờ Biển Ngà đồng nhất và thuần túy” của các nhà dân tộc phía Nam, đặt đất nước trong tình trạng báo động đỏ.

Lấy một ví dụ thế này. Vào năm 1998, 26% dân số Bờ Biển Ngà sinh ra ở nước ngoài, 56% trong số này là người Burkinabe - những người có gốc gác ở Burkina Faso. Trong nhiệm kỳ của Boigny, chủ trương của chính phủ là cởi mở và chào đón công dân xa xứ, trao thị thực và quyền công dân cho kiều bào để nhận lấy sự ủng hộ tuyệt đối của đại bộ phận công chúng, đồng thời ngăn ngừa những dấu hiệu của bất kể cuộc nổi loạn nào. Nhưng lực lượng cánh hữu thời Bedie không đồng thuận với quan điểm của chính phủ cũ và có thái độ bài xích thế hệ di cư, gia tăng sự thù địch nội bộ.

Người Burkinabe nhận ra họ bị đối xử như những con thú của đám thợ săn trong rừng. Chủ nghĩa dân tộc và thành phần bài ngoại đe dọa tới quyền bầu cử của người Burkinbe, đỉnh điểm là ứng viên Alassane Ouattara của miền Bắc bị loại khỏi vòng tranh cử tổng thống năm 2000 do một đạo luật được thông qua vội vã với nội dung nghiêm cấm ứng viên tranh cử có bố mẹ không sinh ra ở Bờ Biển Ngà.

Laurent Gdagbo, giáo viên lịch sử ở phía Tây Nam đánh bại Robert Guéi - tổng thống tạm quyền lên thay Bedie sau cuộc đảo chính quân sự tháng 12/1999. Hành động đầy tính miệt thị và phân biệt chủng tộc này của quốc hội kích động những cái đầu nóng đang sẵn phát hỏa, dẫn tới cuộc bạo động trên toàn quốc. Kinh khủng hơn, ấy là khởi nguồn của cuộc nội chiến sau này.

THỰC TRẠNG BÓNG ĐÁ BỜ BIỂN NGÀ

Bóng đá Bờ Biển Ngà, trong khi đó, sớm phát triển mạnh mẽ và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng. Ngay sau khi giành độc lập năm 1960, giải VĐQG Ligue 1 thành lập với cấu trúc dựa theo các mô hình châu Âu chuyên nghiệp, đảm bảo là sân chơi xứng tầm nuôi dưỡng tài năng bóng đá.

ĐTQG dựa trên nền tảng này có những bước tiến vượt bậc. Huy chương đồng tại CAN 1965 và 1968 giúp Bờ Biển Ngà khẳng định chỗ đứng trong làng bóng đá Lục địa Đen.

Thành kiến của FIFA với châu Phi trong thập niên 1960, 1970 và 1980 cản trở Bờ Biển Ngà tiến tới World Cup, vũ đài của những anh hào. Tới thập niên 1990, đặc biệt là sau chiến tích vô địch châu Phi lần đầu năm 1992, Bờ Biển Ngà - tập hợp của hảo thủ chơi bóng ở giải VĐQG Pháp gồm Joël Tiéhi, Youssouf Fofana và Didier Otokoré - đã nhìn thấy cánh cửa bước vào ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh tại Mỹ mùa Hè 1994.

Nhưng sự thua thiệt về chỉ số phụ (số bàn thắng) lấy mất cơ hội đi World Cup của Bờ Biển Ngà. Trong năm đó, họ cũng không thể bảo vệ thành công ngai vàng châu Phi (HCĐ). Dù vậy, chẳng ai có thể phủ nhận sự trưởng thành của bóng đá Bờ Biển Ngà.

Tháng 09/2002, một biến cố xã hội khác ập đến. Tình trạng bất ổn dân sự biến tướng thành bạo động vũ trang đúng vào lúc tổng thống Gdagbo đang trong chuyến công du tới Italia.

Phe nổi dậy phía Bắc, vốn đang bất mãn với số phận của ứng viên tổng thống Ouattara và sự đàn áp của lực lượng dân chủ và chính phủ miền Nam, tổ chức bạo lực trên quy mô lớn và đánh chiếm các thị trấn, thành phố miền Bắc.

Có thể nói, nhờ bóng đá Drogba đã có được một vũ khí hoà bình lợi hại, nhưng nhờ Drogba mà bóng đá được tôn vinh tột bậc với sứ mệnh hàn gắn, đoàn kết, chia sẻ, lan toả. Còn với Drog phía trên bóng đá luôn là lá cờ tổ quốc, đất nước và dân tộc.

Những kẻ nổi loạn tự xưng là “Giai cấp mới” thậm chí đã lên kế hoạch từng bước khủng bố và hạ bệ thủ đô Abidjan trước khi đầu não Paris đưa quân đội Pháp vào trấn áp lập lại trật tự.

Các thỏa thuận ngừng chiến không đi tới thống nhất. Ba cuộc đàm phán hòa bình (tháng 10/2002, 01 & 07/2003) dừng lại ở mức tranh luận song phương vì không thể tìm ra một giải pháp lâu dài nào. Bờ Biển Ngà tiếp tục chìm trong khói đạn. Mỗi ngày lại nổ ra những cuộc biểu tình và đấu tranh vũ trang mới.

Phải tới năm 2004, căng thẳng quân sự mới dịu bớt. Tuy nhiên, Bờ Biển Ngà vẫn bị chia tách thành hai nửa. Một bên là “Giai cấp mới” kiểm soát miền Bắc đặt thủ phủ ở Bouake, trong khi nhà nước cộng hòa trụ lại ở thủ đô Abidjan.

Những trạm kiểm soát dọc huyết mạch Bắc - Nam mọc lên chi chít, sinh ra vô số tệ nạn xã hội mà điển hình là nạn tống tiền, ăn hối lộ của lính canh gác. Bờ Biển Ngà dường như chỉ “độc lập” trên lý thuyết.

Bấy giờ, ĐTQG đang nỗ lực để lần đầu góp mặt tại World Cup. Nỗi thất vọng bỏ lỡ CAN không làm họ nhụt chí với điểm tựa vững chắc là Henri Michel - HLV nổi tiếng từng dẫn dắt Pháp, Cameroon, Morocco và Tunisia.

Mặt khác, họ sở hữu lứa cầu thủ tài năng kế cận đang thi đấu ở châu Âu như như Didier Drogba, Kolo Touré, Emmanuel Eboué, Aruna Dindane và Arthur Boka.

DROGBA - ANH HÙNG CỨU THẾ
 
Thắng lợi 3-1 trước Sudan cùng với việc Cameroon không thể đánh bại Ai Cập đảm bảo cho Bờ Biển Ngà vé đi Đức hè 2006. Tất nhiên, cả đội đều phấn khích trước kết quả này nhưng việc vượt qua vòng loại không phải là điều duy nhất trong tâm trí họ đêm đó.

Khi nhóm phóng viên truyền hình quốc gia bước vào phòng thay đồ sau trận, Drogba - thủ lĩnh quốc gia - yêu cầu được cầm microphone. Bóng đá lúc đó đã vượt xa khỏi khuôn khổ thể thao.

“Hỡi những người đàn ông và phụ nữ của Bờ Biển Ngà, từ Nam ra Bắc, dù là miền Trung hay phía Tây. Ngày hôm nay, ĐTQG Bờ Biển Ngà đã chứng minh tất cả mọi người trên đất nước này có thể chung sống cùng nhau và hướng trái tim tới mục tiêu cao cả là tham dự World Cup. Ngày hôm nay, tôi quỳ gối cầu xin mọi người. Hãy để chiến thắng này là niềm vui của toàn thể dân tộc”, Drogba nói trực tiếp trên sóng truyền hình.

Drogba dứt lời, Drogba và toàn đội đồng loạt quỳ xuống sàn nhà, hướng ánh mắt vào camera: “Xin hãy thứ tha. Xin hãy thứ tha. Xin hãy thứ tha. Quốc gia giàu mạnh như chúng ta không thể bị tàn phá bởi chiến tranh được. Hãy tổ chức tái bầu cử. Mọi chuyện sẽ tốt lên”.

Là ngây thơ nếu nghĩ rằng bóng đá có thể giải quyết tới gốc rễ những căng thẳng về vấn đề dân tộc và văn hoá, nhưng phải thừa nhận Drogba đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực trong quá trình vận động ngừng chiến.

Thành tựu của người hùng Drogba là những gì đến vào năm 2010, một thập kỷ sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi của Gdagbo, cuộc bỏ phiếu cuối cùng cũng diễn ra sau 5 năm trì hoãn. Như vậy là những nỗ lực gián tiếp của Drogba đã được hành động cụ thể hóa. LHQ và Ủy ban bầu cử độc lập công nhận kết quả bỏ phiếu với tỷ lệ nghiêng hẳn về Outtara.

ĐT bóng đá Bờ Biển Ngà có lẽ là thực thể phù hợp nhất đại diện cho một quốc gia để khơi gợi về sự thống nhất toàn quốc. Chẳng hạn như hình ảnh Drogba - một người miền Nam khoác vai Kolo Toure - tín đồ Hồi giáo phía Bắc.

Một mình bóng đá rõ ràng không đảm bảo tiến trình hòa bình bền vững, nhưng hành động của Drogba là lời nhắc nhở cho cả hai phe: Dù bạn là ai, chiến đấu cho tổ chức lý tưởng nào, thì bạn vẫn là người Bờ Biển Ngà.

Nguồn cảm hứng nổi lên. Drogba, với công cụ là nghề nghiệp của mình, trực tiếp tạo ra một can thiệp vào tình hình chiến trường: Đưa bóng đá từ thủ đô Abidjan - địa điểm tổ chức thi đấu quen thuộc và là thủ đô hành chính về Bouaké - nơi đóng quân của phe nổi dậy miền Bắc.

Bằng sức ảnh hưởng của mình, Drogba đã thuyết phục thành công tổng thống Gbagbo cho di rời địa điểm tổ chức trận đấu vòng loại CAN 2008 gặp Madagascar.

Đấy là trận đấu mà nếu thắng, Bờ Biển Ngà sẽ thẳng tiến tới ngôi nhất bảng và lấy vé đi Ghana. Tính chất quan trọng của trận bóng, cộng với nỗ lực lấy thiện cảm của dân chúng miền Bắc khi lần đầu tiên ĐTQG về Bouake chơi bóng cấp quốc tế là những gì Drogba kỳ vọng làm thay đổi bộ mặt đất nước.

Trận đấu ở Bouake không chỉ là màn phân định vé dự CAN của Bờ Biển Ngà, mà còn trực tiếp gửi một thông điệp đến công dân trên tổ quốc: Chúng ta là người Bờ Biển Ngà. SVĐ ở Bouake thậm chí đã nhận vốn của chính phủ miền Bắc để xây lại mái một góc khán đài. Là bóng đá, chứ không phải bất kỳ chính trị gia hay nhà ngoại giao nào, xích con người hai miền lại gần nhau.

Giờ đây, khi bước sang ngưỡng tuổi “Nhi bất hoặc”, Drogba có thể thảnh thơi tận hưởng những thành quả mà bóng đá đem lại cho mình (danh tiếng và tiền bạc), cũng như những thành quả mà bóng đá đem lại cho đất nước (hoà bình và thống nhất).

Năm 2010, một thập kỷ sau cuộc bầu cử đầy tranh cãi của Gdagbo, cuộc bỏ phiếu cuối cùng cũng diễn ra sau 5 năm trì hoãn. Như vậy là những nỗ lực gián tiếp của Drogba đã được hành động cụ thể hóa. LHQ và Ủy ban bầu cử độc lập công nhận kết quả bỏ phiếu với tỷ lệ nghiêng hẳn về Outtara.

Gdagbo tuyên bố phiếu bầu miền Bắc không hợp lệ nên ông mới là tổng thống đắc cử. Lực lượng trung thành với Outtara đánh chiếm và kiểm soát toàn bộ vùng bờ biển quốc gia, một lần nữa đẩy đất nước vào khủng hoảng. Tháng 04/2011, Gdagbo bị bắt và một tháng sau, Outtara tuyên thệ nhậm chức.

Sau nhiều năm đấu tranh, tổng thống Bờ Biển Ngà cuối cùng cũng là một người miền Bắc. Đổi lại, hơn 3.000 người đã vĩnh viễn nằm xuống trong cuộc chiến đấu tranh đòi công lý.

Mọi thứ đã bình lặng kể từ đó, và hệ thống hành pháp nhà nước Tổng thống - Thủ tướng đưa nền kinh tế của Bờ Biển Ngà liên tục tăng trưởng sau thảm họa chiến tranh.

Drogba, 40 tuổi, sở hữu bộ sưu tập đồ sộ gồm 7 danh hiệu VĐQG, 7 Cúp QG và 1 Champions League. Nhưng thành tựu lớn nhất trong cuộc đời Drogba, có lẽ là trả lại bóng đá sứ mệnh thiêng liêng của nó: Hàn gắn và kết nối con người.

Chia sẻ

Bài viết

Theo BĐ&CS

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất