Vòng quanh Thế giới

Vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga: Liệu Thế chiến thứ III có xảy ra?

Chia sẻ

Trong khi cuộc chiến chống khủng bố tại Châu Âu vẫn chưa giảm nhiệt, vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga hôm đầu tuần lại khiến thế giới lo lắng về một cuộc chiến tranh thế giới III.

Sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ của Nga, Tổng thống Putin gọi hành động này là “cú đâm sau lưng của kẻ đồng phạm khủng bố”. Tuy nhiên, Tổng thống Erdogan lại phản đối những luận tội nêu trên, cho rằng bình luận của Putin là “một sai phạm lớn” trong một buổi phỏng vấn với CNN hôm thứ 5.

Trong khi đó, trên mạng xã hội Twitter, làn sóng dư luận cũng nổi lên tranh cãi liệu có nguy cơ xảy ra một cuộc Chiến tranh lạnh mới hay Chiến tranh thế giới thứ III hay không.

Nguy cơ chiến tranh là “có thật”

Nỗi lo sợ dấy lên là có căn cứ khi các nước hiệp ước NATO lên tiếng bênh vực Thổ Nhĩ Kỳ với lập luận nếu tấn công một nước thành viên cũng là đòn đánh trả đối với toàn bộ liên minh, chiếu theo nguyên tắc phòng vệ tập thể ghi nhận tại Điều 5 của hiệp ước. Đây cũng chính là cơ sở viện dẫn của nhiều hành động quân sự trước đây của tổ chức này. Một ví dụ điển hình là một loạt đợt dội bom trả đũa của NATO tại Iraq sau vụ tấn công khủng bố Mỹ ngày 11/9/2001.

chientranhthegioi

Nhiều chuyên gia cũng nhận định nguy cơ chiến tranh là có khả năng bởi một quan ngại lớn và áp lực hơn: Syria. Có nhiều hành động hiện nay cho thấy Nga và các nước phương Tây đang thực sự “bắt tay” với nhau để giải quyết vấn đề Syria. Tuy nhiên, theo Sarah Lain, nhà nghiên cứu về Nga tại Viện nghiên cứ Hoàng gia London, hành động bắn hạ máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ vô hình chung khiến nỗ lực hợp tác lại trở thành tình trạng “tất cả các bên đều bất lợi”.

Lịch sử không ngọt ngào giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại được khơi dậy khiến mâu thuẫn quan điểm về tình hình chiến sự tại Syria ngày thêm sâu sắc.

Lịch sử không ngọt ngào giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại được khơi dậy khiến mâu thuẫn quan điểm về tình hình chiến sự tại Syria ngày thêm sâu sắc.

Nếu nhìn lại lịch sử, nước Thổ bấy lâu nay cũng chẳng mấy mặn mà trong quan hệ với Nga, hàng chục vụ xung đột trực tiếp về tranh chấp lãnh thổ vùng Nam Âu và Trung Đông đã diễn ra giữa hai nước. Trong bối cảnh tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước phương Tây coi chế độ của tổng thống Syria Assad là cản trở chính, nguyên nhân khiến IS có đất sinh sống và phát triển. Trong khi đó, hành động tham chiến của Nga tại Syria lại bị đặt nghi vấn chống khủng bố IS thì ít mà hậu thuẫn chế độ Assad thì nhiều, và từ đó trở thành “cái gai” trong chính sách và chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây, Nga còn tố Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tay bán dầu cho khủng bố IS lại khiến căng thẳng ngày một thêm nhức nhối.

Liệu chiến tranh có xảy ra?

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích lại có quan điểm rằng vụ việc vừa rồi chưa đủ là “cái cớ” để NATO tiến hành chiến tranh. Theo nhà nghiên cứu Beyza Unal tại Viện Chatham London, cuộc tấn công này cần phải có hệ lụy, ví dụ như thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tính mạng như vụ 11/9, để áp dụng nguyên tắc phòng vệ tập thể tại Điều 5. Ngay cả Pháp cũng không có phản ứng “đi quá xa” dù vừa trải qua vụ khủng bố khủng khiếp tại Paris gần đây.

chientranhthegioi

Hơn nữa, để tấn công tập thể, cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hay bất kỳ quốc gia Châu Âu nào cũng sẽ phải liên đới và khiến toàn bộ vấn đề “leo thang”. Tất nhiên, trong tình hình khó khăn cả về kinh tế lẫn an ninh hiện nay, điều này sẽ khiến các bên liên quan “lao đao” và chắc hẳn không ai muốn phải theo đuổi một cuộc chiến tốn kém.

Nhiều nhà phân tích dự đoán rằng Nga sẽ không tấn công trực tiếp thủ đô Ankara, nhưng nhiều khả năng sẽ tung đòn trả đũa gián tiếp bằng việc “trừ khử” các nhóm nổi dậy tai Syria có liên hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.

Hệ lụy nếu chiến tranh xảy ra

Mối quan hệ ngoại giao giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, nhất là quan hệ kinh tế, sẽ ngày càng xấu đi là một hệ quả dễ thấy nhất. Động thái mới nhất từ phía Nga là lệnh cấm công dân đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đã giáng đòn khá mạnh lên ngành du lịch nước này khi du khách Nga là nguồn thu “béo bở” nay sẽ không còn.

Du lịch là 'nạn nhân' đầu tiên của đòn trả đũa mà Nga giáng lên Thổ Nhĩ Kỳ.

Du lịch là 'nạn nhân' đầu tiên của đòn trả đũa mà Nga giáng lên Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngành công nghệ năng lượng cũng nằm trong lo ngại bị ảnh hưởng khi Nga là một trong những nhà cung cấp khí ga lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Thế giới đã từng chứng kiến Nga sử dụng khí ga làm đòn bẩy chính trị tại Ukraine với những hệ lụy suy giảm kinh tế ở cả hai nước. Ngoài ra, nếu Nga mạnh tay trừng phạt, thỏa thuận lò năng lượng phản ứng hạt nhân giữa Mát-xcơ-va và Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ bị tạm dừng.

Tuy nhiên, nếu Nga phát động cuộc chiến tranh lạnh này, không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà ngay cả Nga cũng sẽ phải chật vật đối phó với những hậu quả. Nước Nga thực sự không thể để mất thêm một đối tác làm ăn nào nữa vào lúc này khi nền kinh tế Nga đang lao đao vì giá dầu rớt thảm hại, cộng thêm các lệnh trừng phạt của phương Tây. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 3,8% năm nay, và giảm thêm 0,6% nữa vào năm 2016.

Công nghiệp năng lượng giữa hai nước cũng sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế.

Công nghiệp năng lượng giữa hai nước cũng sẽ bị đình trệ, ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó nếu Thổ Nhĩ Kỳ tham chiến cũng không phải là một quyết định sáng suốt. Tình hình chính trị bế tắc tại Ankara sau cuộc bầu cử không thành hồi tháng 6 là một gánh nặng đối với quốc gia này. Tăng trưởng kinh tế đang theo đà tụt lùi trong những năm gần đây, chỉ khoảng 3,1% năm nay và 3,6% năm 2016, giảm sâu so với mức tăng 9% giai đoạn 2010 - 2011. Dù nền quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ không hề yếu thế, nhưng tình hình kinh tế trì trệ của quốc gia giáp biên Syria này sẽ là rào cản lớn nhất trước khi Tổng thống Erdogan muốn “nghênh chiến”.

Hơn lúc nào hết, cả hai nước cần một đòn bẩy kinh tế chứ không phải là một cú sốc quân sự trong tương lai gần.

Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu nhau trong mối quan hệ căng thẳng "leo thang".

Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu nhau trong mối quan hệ căng thẳng “leo thang”.

Đừng để IS hả hê

Nga vừa triển khai hệ thống phòng thủ không lực tại Syria để đảm bảo an ninh cho các máy bay chiến đấu tại đây. Tổng thống Putin cho biết đây không phải là biện pháp trả đũa duy nhất mà Nga thi hành nhằm “răn đe” Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga cho biết Mát-xcơ-va thực sự không hề có ý định gây chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Lời tuyên bố này cũng dập tắt mọi đồn đoán về nguy cơ Chiến tranh thế giới lần thứ III của giới truyền thông và cộng đồng quốc tế.

Thay vào đó, giới quan sát hy vọng các bên thiết lập kênh ngoại giao song phương và xúc tiến trao đổi để xoa dịu tình hình và tập trung giải quyết vấn đề Syria. Nhiều người sẽ đồng tình rằng, nguy cơ chiến tranh lạnh Nga - Thổ là có khả năng, nhưng trước mắt, ưu tiên cao nhất hiện nay chính là tiêu diệt tổ chức phiến loạn IS và cần phải được nhấn mạnh chứ không nên bị xao lãng. “Đây không hẳn là một cuộc khủng hoảng, và nếu chiến tranh được phép “mưng mủ” hay thậm chí bùng nổ, chính IS là kẻ chiến thắng tất cả chúng ta”, nhà báo Richard Haas bình luận trên Financial Times.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất