Vòng quanh Thế giới

Vì sao Singapore từ kiểm soát tốt tới quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 cao nhất Đông Nam Á?

Theo CNN
Chia sẻ

Từ một quốc gia ban đầu được khen ngợi kiểm soát được các ca nhiễm COVID-19, Singapore lúc này lại chứng kiến số ca mắc tăng vọt.

Chưa đầy một tháng trước, Singapore được khen ngợi là một trong những quốc gia trên thế giới phản ứng tốt trước COVID-19. Quốc gia này dường như khống chế thành công số lượng các ca nhiễm dù không áp dụng biện pháp phong tỏa mà hàng triệu người trên thế giới đang phải thực thi.

Và rồi chẳng ai đoán trước được điều gì. Làn sóng thứ hai ập đến. Kể từ ngày 17/3, số ca nhiễm virus corona ở Singapore tăng từ 266 lên hơn 5.900, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins. Còn cho tới nay, với 6.588 ca nhiễm được ghi nhận cho tới ngày 19/4, Singapore tạm vượt Indonesia, trở thành quốc gia có số ca nhiễm nCoV cao nhất Đông Nam Á.

Trong khi các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì COVID-19 ở Tây Âu và Mỹ ghi nhận hàng ngàn ca nhiễm mỗi ngày, Singapore, với dân số 5,7 triệu người và tổng diện tích khoảng 700 km2- nhỏ hơn thành phố New York, những con số thống kê trên lại càng cho thấy Singapore bị ảnh hưởng mạnh trước làn sóng thứ 2 như thế nào.

Nhưng Singapore cũng có những lợi thế mà nhiều nước lớn hơn không có. Quốc gia này chỉ có một biên giới đất liền lớn, đó là giáp Malaysia, và do đó có thể kiểm soát chặt chẽ những người nhập cảnh bằng đường hàng không. Singapore cũng có một hệ thống y tế đẳng cấp thế giới và các luật khắt khe có thể giúp chính phủ trong việc kiểm soát đại dịch.

Nhưng điều gì khiến Singapore đang từ kiểm soát thành bùng phát dịch COVID-19?

Câu trả lời dường như nằm trong một nhóm dường như bị bỏ qua - những người lao động nhập cư sống trong ký túc xá chật chội - và việc nước này đánh giá thấp tốc độ lây lan của bệnh tại quốc gia không áp dụng biện pháp phong tỏa.

Ban đầu, Singapore có thể ngăn chặn làn sóng virus corona từ Trung Quốc bằng cách tiến hành kiểm dịch và truy tìm dấu vết để đảm bảo rằng bất kỳ ai đến bằng đường hàng không có thể đã bị phơi nhiễm đều được cách ly và theo dõi.

Đồng thời, Singapore đã đẩy mạnh các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, khuyến khích mọi người đề phòng. Các khu cách ly được lắp đặt tại bệnh viện sau đại dịch SARS năm 2003 có thể hiểu làn bệnh nhân được điều trị theo cách an toàn nhất có thể và ngăn nhân viên y tế khỏi nhiễm bệnh.

Quan trọng nhất, theo Giáo sư Dale Fisher chuyên về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, Singapore đã không để lọt bệnh nhân dương tính trở lại cộng đồng.

Những người có ít hoặc không có triệu chứng, nhưng những người đã thử nghiệm dương tính với virus này phải nhập viện cho đến khi có kết quả âm tính, thay vì tự cách ly tại nhà. Bằng cách thử nghiệm rộng rãi và cô lập tất cả những người có khả năng nhiễm bệnh, sinh hoạt đời sống ở Singapore vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

Hành khách đi qua khu vực sàng lọc thân nhiệt tại Nhà ga 1 của Sân bay Changi ngày 22/3.

“Ở Singapore, chúng tôi muốn cuộc sống tiếp tục diễn ra như bình thường”, giáo sư Fisher cho biết vào tháng 3 trước khi số ca nhiễm ghi nhận tăng đột biến. “Chúng tôi muốn các doanh nghiệp, nhà thờ, nhà hàng và trường học luôn mở cửa. Thành công là như vậy. Mọi hoạt động vẫn tiến triển với những sửa đổi khi cần thiết, và các bạn tiếp tục làm như vậy cho đến khi có vắc-xin hoặc phác đồ điều trị”.

Cách tiếp cận trên hoàn toàn trái ngược với Hong Kong, một đặc khu ở châu Á có dân số tương đương Singapore. Các trường công lập ở Hong Kong bị đóng cửa từ tháng 2, nhân viên công chức được khuyến khích làm viêc tại nhà dù hoạt động đi lại vẫn diễn ra bình thường. Các biện pháp mới cũng được chính quyền Hong Kong đưa ra sau khi số ca nhiễm COVID-19 “nhập khẩu” tăng cao. Hong Kong đã thành công hơn trong việc đối phó làn sóng thứ hai.

Singapore chỉ đóng cửa các trường học và một số nơi làm việc trong tháng này sau khi số ca nhiễm tăng đột biến lần gần đây nhất. Sự chậm trễ đã khiến số ca nhiễm mới “lao dốc” khi vào ngày 16/4, Singapore có thêm 728 ca nhiễm mới - mức tăng lớn nhất trong 1 ngày. Hong Kong khi đó chỉ ghi nhận 4 ca.

Không còn thời gian 

Cả Singapore và Hong Kong chỉ có thể duy trì nhịp sống bình thường một cách tương đối khi họ kiểm soát chặt chẽ được số ca nhiễm COVID-19 “nhập khẩu” tiềm tàng. Khi một làn sóng ca nhiễm tới từ nước ngoài, cả Singapore và đặc khu Hong Kong phải phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn.

Hong Kong đã làm được điều này dễ dàng hơn vì nơi này chưa bao giờ buông lỏng hoàn toàn, trong khi đó Singapore buộc phải mạnh tay và còn cần phải đợi xem các biện pháp đó phát huy tác dụng ra sao.

Nhưng cách tiếp cận buông lỏng - thắt chặt- buông lỏng này đối với dịch COVID-19 chỉ thực sự khả thi với những nơi như Hong Kong hay Singapore, nơi quy mô dân số cùng địa lý đủ nhỏ để dễ quản lý, cho phép chính quyền kiểm soát chặt chẽ ai ra vào và theo dõi di chuyển của họ nếu cần thiết.

Như nhiều nơi ở châu Á đã trải qua, một ổ dịch cục bộ dường như được kiểm soát không có nghĩa là một làn sóng các ca nhiễm mới không thể xảy ra bởi một người từ nước ngoài về nhiễm bệnh.

Cho đến khi một thành phố hoặc quốc gia chắc chắn về việc không còn sự lây nhiễm từ bên ngoài - hoặc các ca nhiễm có thể được theo dõi và kiểm soát một cách hiệu quả - việc không ghi nhận các ca nhiễm ở địa phương không có nghĩa là nguy hiểm đã qua.

Và ở các quốc gia rộng lớn hơn, nơi đường biên giới giữa các tỉnh thành dày hơn và việc thiếu khả năng kiểm soát, giám sát người ra vào, khó tránh khỏi các ca nhiễm nCoV “nhập khẩu”. Cả nước phải đều an toàn, hoặc chẳng có nơi nào thực sự an toàn.

Bài học từ Singapore cho thấy, việc nới lỏng quá sớm có thể gây tác dụng ngược.

Chia sẻ

Theo

CNN

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất