Vòng quanh Thế giới

Vaccine Covid-19 công nghệ DNA: 'Vũ khí' tiếp theo của nhân loại trong cuộc chiến chống lại đại dịch?

Song Long
Chia sẻ

Tháng trước, Ấn Độ tuyên bố đã tạo ra ZyCoV-D, loại vaccine DNA đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ DNA.

Loại vaccine này được sản xuất bởi công ty Zydus Cadila, đã được chính phủ Ấn Độ cũng cấp phép sử dụng và dự kiến triển khai vào tháng tới.

Theo Giáo sư Jonathan Gershoni của Đại học Tel Aviv, thay vì sử dụng protein “phần cứng”, tức vaccine sử dụng các mảnh vật lý của protein virus, ZyCoV-D tập trung vào “phần mềm”.

Cụ thể, thiết kế của virus là DNA hoặc RNA, tương ứng với các gene mã hóa protein đột biến, sẽ được tiêm vào cơ thể. Tiếp đến, các tế bào tổng hợp protein của virus và sản xuất các kháng thể chống lại chúng.

“Vaccine phần cứng bao gồm một loại virus đã bị tiêu diệt hoặc bị giảm độc lực. Hoặc cũng có thể là vaccine tiểu đơn vị, chẳng hạn như viêm gan B, chỉ là protein đột biến tinh chế”, ông giải thích. 

Từ cuối những năm 1980, các nhà khoa học bắt đầu thử nghiệm tiêm DNA hoặc RNA trực tiếp, tạo tiền đề cho sự phát triển của vaccine phần mềm. 

Ban đầu, các nhà khoa học ủng hộ DNA vì nó dễ bị phá vỡ hơn RNA, nhưng DNA không thể tương tác với ribosome. 

Đến nay, vaccine Pfizer và Moderna đều là RNA. So với các vaccine DNA khác, vaccine của Ấn Độ chứa ít DNA hơn và không được đóng gói trong vector virus. 

DNA không được bọc hay gói trong bất cứ vật liệu gì và phải đưa thẳng vào cánh tay, hay còn gọi là “DNA trần”. 

Vaccine không cần đến kim tiêm để đưa vào cơ thể mà có khả năng tiêm trong da. ZyCoV-D được tiêm 3 lần, mỗi lần cách nhau 28 ngày và cho hiệu quả dưới 70%. 

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất