Vòng quanh Thế giới

Tương lai cho vaccine cúm dựa trên công nghệ mRNA?

Theo Healthline
Chia sẻ

Vaccine mRNA-1010 của Moderna được dùng để chống lại bệnh cúm A H1N1, H3N2, cũng như 2 chủng cúm B (Yamagata và Victoria).

Moderna có kế hoạch thử nghiệm trên 180 người. Đây là thời điểm để thay đổi vaccine ngừa cúm, bởi số liệu từ WHO cho thấy có khoảng 3 - 5 triệu ca bệnh cúm nghiêm trọng xảy ra trên khắp thế giới mỗi năm, khiến 290.000 - 650.000 người thiệt mạng.

CDC Hoa Kỳ cho biết vaccine cúm hiện tại "giảm nguy cơ mắc bệnh cúm từ 40% - 60%". Moderna đang nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của chúng bằng cách khám phá các tổ hợp kháng nguyên khác nhau chống lại virus. Trái với lo ngại rằng công nghệ mRNA còn quá mới, Tiến sĩ Scott Braunstein, giám đốc y tế của Sollis Health ở Los Angeles, California (Mỹ) cho biết giới y học đã nghiên cứu ý tưởng này từ thập niên 80.

Vaccine mRNA "dạy" tế bào cách chống lại mầm bệnh bằng cách sản xuất một loại protein vô hại, dẫn dắt hệ miễn dịch nhận biết và vô hiệu hóa chúng. Công nghệ này là cơ sở để phát triển vaccine Pfizer và Moderna để chống lại Covid-19.

Nhờ đâu mà vaccine mRNA có tác dụng tốt hơn với bệnh cúm? Vaccine cúm mùa hiện nay chứa các chủng virus cúm bất hoạt hoặc suy yếu, được nuôi cấy trong trứng gà mái hoặc tế bào động vật. "Quá trình này mất nhiều tháng để phát triển, làm hạn chế tốc độ sản xuất vaccine", Braunstein nói.

Công thức của vaccine cúm hiện tại đã được quyết định từ 6 - 9 tháng trước. Để làm được điều này, các nhà khoa học phải dự đoán chủng virus nào sẽ lây lan mạnh và điều chế thuốc. Tuy nhiên, cũng có lúc họ đoán sai, dẫn đến vaccine chỉ có hiệu quả 10 - 50%. Công nghệ mRNA sẽ giải quyết tình trạng bị động đó.

Trong tương lai, công nghệ này cũng có thể được sử dụng để tạo ra vaccine chống lại nhiều mầm bệnh khác nhau, đồng thời "dạy" hệ thống miễn dịch của chúng ta chống lại các bệnh khác, bao gồm cả ung thư.

Chia sẻ

Theo

Healthline

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất