Vòng quanh Thế giới

Tưởng khúc gỗ không đáng tiền, người đàn ông phát hiện ra 'kho báu' bạc tỷ

Theo SCMP
Chia sẻ

Trong một lần thăm sân sau nhà máy chế tác đồ nội thất tại Jiayu, Hà Bắc (Trung Quốc), người đàn ông phát hiện khúc gỗ nam mộc tơ vàng 600 tuổi và có trị giá lên tới 3 triệu USD.

Người phát hiện ra khúc gỗ trăm tuổi này là Lei Jun (46 tuổi) - ông chủ của nhà máy. Ông Lei Jun tìm thấy khúc gỗ tại một con sông cạnh nhà máy từ tháng 12/2012. Ông đã phải thuê cần cẩu và nhờ người dân địa phương trục vớt trong nhiều giờ liền.

Khúc gỗ dài hơn 19m, bề rộng to hơn thắt lưng tôi và nặng hơn 5 tấn. Nó quá dài nên chúng tôi đành phải cưa đôi khúc gỗ ra để đưa vào nhà máy. Chi phí trục vớt hết 90.000 NDT (hơn 300 triệu)“, ông Lei chia sẻ.

Khúc gỗ nam mộc tơ vàng mà ông Lei tìm thấy.

Sau khi vớt, ông cũng chưa từng sử dụng khúc gỗ đó và dần dần quên đi sự hiện hữu của nó. Tuy nhiên, cho tới Quốc khánh năm nay giá trị liên thành của khúc gỗ mới được hé lộ khi ông tham dự sự kiện thẩm định kho báu ở Vũ Hán.

Các chuyên gia tới thẩm định và cho biết đó là gỗ nam mộc tơ vàng, có nguồn gốc ở Ya’an, Phú Xuyên - nơi khúc gỗ được ngâm dưới nước từ 400 năm trước. Họ cũng đưa ra giả thuyết rằng khúc gỗ bị thất lạc trên đường vận chuyển từ Tứ Xuyên tới Bắc Kinh để xây dựng cung điện thời triều nhà Minh.

Nam mộc tơ vàng là loại gỗ cực kỳ quý và thường được dùng để làm quan tài cho vua chúa thời xưa. Khi cây mới chặt xong, người dân sẽ mang cây vùi xuống đáy hồ, trải qua hơn nghìn năm, thậm chí vạn năm, chúng sẽ hóa than và trở thành vật liệu gỗ vô cùng quý hiếm. Trong đó, gỗ nam mộc tơ vàng là loại gỗ quý nhất.

Nam mộc tơ vàng là loại gỗ rất quý hiếm và có đường vân tuyệt đẹp.

Sở dĩ nam mộc tơ vàng quý vì loại gỗ này rất hiếm cùng với đường vân tuyệt đẹp. Khi được đánh bóng, nó có màu vàng bóng nên thường được sử dụng để làm trần nhà, trụ cột của cung điện.

Ước tính, khúc gỗ mà ông Lei vớt được có giá khoảng 20 triệu NDT (68,7 tỷ đồng). Tuy nhiên, thay vì giữ làm của riêng, ông Lei đã tặng khúc gỗ đó cho một viện bảo tàng.

Tôi đọc được tin tức và biết khúc gỗ đó có giá trị lịch sử rất lớn. Khúc gỗ này thuộc về đất nước, nó nên trở về chỗ của nó ở Bảo tàng cung điện Bắc Kinh“, ông Lei nói.

Chia sẻ

Theo

SCMP

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất