Vòng quanh Thế giới

Trung Quốc không tiền mặt, Campuchia quản lý xe không cần giấy tờ: Họ đã sử dụng công nghệ nào để hướng đến một xã hội văn minh?

Theo Trí Thức Trẻ
Chia sẻ

Hệ thống mã QR là phát minh được tạo ra từ những năm 1994. Mục đích nguyên bản của nó là dùng để theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất.

Campuchia: Đất nước đầu tiên trên thế giới sử dụng QR code để quản lý phương tiện cá nhân

Công nghệ nhận diện ô tô mới mà các nhà chức trách Campuchia đã bắt đầu áp dụng từ hồi đầu tháng 7. Sử dụng chiếc smartphone, mọi người bật ứng dụng QR code, ứng dụng chuyển sang một camera và anh giơ ống kính vào QR code trên biển số chiếc xe Toyota. Trong tích tắc, một loạt thông số hiện lên: xe Toyota Highlander, biển số Phnom Penh 2AJ - 6886, loại xe du lịch, màu vàng, số xưởng, số máy, năm sản xuất đều rõ ràng.

Đối chiếu với chủ xe thì những thông tin này hoàn toàn chuẩn xác. Rõ ràng đây là một cách quản lý các phương tiện cá nhân rất nhanh gọn và văn minh: không cần tra lại hàng đống giấy tờ, không cần đến khắp các cơ quan, gặp người này người kia, chỉ cần một chiếc smartphone giơ lên và bạn sẽ biết được đầy đủ những chi tiết về chiếc xe ô tô.

Và hiện tại, cách làm văn minh này đã được Bộ Giao thông Công chính Campuchia áp dụng trên diện rộng để quản lý các phương tiện cá nhân. Bắt đầu từ tháng 7/2017, tất cả những chiếc xe đăng ký mới sẽ được cấp biển số xe có QR code. Trong tương lai, Campuchia sẽ tiến hành thay toàn bộ biển số xe ô tô trên toàn quốc bằng biển số xe có QR code.

Hệ thống mã QR là phát minh được tạo ra từ những năm 1994. Mục đích nguyên bản của nó là dùng để theo dõi xe cộ trong quá trình sản xuất.

Thế nhưng, cho đến lúc này thì vẫn chưa từng có quốc gia nào trên thế giới sử dụng QR code in trên biến số xe để nhận diện xe, vì thế Campuchia có thể tự hào rằng mình chính là đất nước đầu tiên trên thế giới sử dụng QR code in trên biển số xe để quản lý hệ thống ô tô.

Thực ra, QR code tại Campuchia còn giúp giải quyết một bài toán nan giải mà các nhà chức trách từng đau đầu: Nạn biển số giả, gắn với những chiếc xe có nguồn gốc mờ ám. Trong một lần đăng đàn, Bộ Giao thông Công chính Campuchia từng kết luận rằng số lượng xe ô tô trốn thuế, sử dụng biển số giả là không nhỏ ở đất nước này.

Đối với QR code, vấn đề này được giải quyết rất đơn giản. Khi mã QR được scan thì có nghĩa là toàn bộ các thông tin cơ bản của xe sẽ hiện lên rõ ràng. Với những chiếc xe gắn biển số giả, thông tin sai lệch sẽ xuất hiện và các lực lượng chức năng sẽ dễ dàng kiểm tra xem chiếc xe có hợp pháp hay không.

Ông Chum Chang Solay, Phó Phòng đăng ký, sở Giao thông Công chính Phnom Penh cho biết: “QR code trên biển số xe ô tô có các thông tin về biển số và đặc điểm của chiếc xe đó. Bao nhiêu đó là đủ để xác định biển số giả hay thật”.

Đến một xã hội số nói không với tiền mặt tại Trung Quốc

Có một điều lạ lùng là QR code thực ra trong quan niệm của giới công nghệ phương Tây thì chỉ như một công nghệ cũ kỹ, đã qua thời kỳ được ưa chuộng từ nhiều năm trước.

Thế nhưng, ở nhiều nước lân cận với Việt Nam, QR code lại đang là trào lưu, đóng góp đáng kể vào tiến bộ trong xã hội. Một ví dụ điển hình chính, nếu như Campuchia mới chỉ ứng dụng QR code mới đây và chỉ với xe cộ thì người Trung Quốc đã ứng dụng công nghệ này vào nhiều mặt của cuộc sống từ lâu.

QR code ứng dụng cho người cao tuổi

Nếu chú chó cưng của bạn đi lạc thì bạn có biết cách nào để tìm lại một cách nhanh nhất? Người Trung Quốc gắn vào cổ mỗi chú thú cưng của mình một mã QR, người tìm thấy chỉ cần scan mã QR ấy là biết được chủ nhân thú cưng là ai, địa chỉ ở đâu để mang trả.

Ứng dụng này trở nên nhân văn hơn khi được áp dụng với những người cao tuổi. Các bệnh viện ở Bắc Kinh đã bắt đầu dùng QR code cho các bệnh nhân cao tuổi để định danh và xem bệnh án của họ, sử dụng trong trường hợp họ bị đem tới bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh.

Tượng tự, QR code cũng được dùng để truy xuất thông tin thực phẩm, trên bia mộ người chết, hoặc giúp các sinh viên dễ dàng có được các thông tin tuyển dụng hơn. Dưới đây là một bức tường ở tỉnh Thiểm Tây, Đại học công nghệ Liao Ning. Bức tường được phủ kín QR code, ai quan tâm đến đến công việc nào có thể scan mã tương ứng để xem yêu cầu cụ thể của nhà tuyển dụng.

Bức tường in các mã QR của các nhà tuyển dụng

Ứng dụng mang tính cách mạng nhất của QR code tại Trung Quốc phải kể đến việc biến đất nước này thành một xã hội không dùng tiền mặt.

Sự lớn mạnh độc tôn của Alibaba và mạng xã hội WeChat, kéo theo đó là của các cổng thanh toán Alipay và WeChat Wallet, tại đất nước đông dân nhất thế giới đã cho phép điều này xảy ra. Đây là điều mà không chỉ Việt Nam mà chính các quốc gia phương Tây cũng muốn học tập Trung Quốc.

Cho tiền người ăn mày bằng QR code

Và điều quan trọng là tất cả các ứng dụng thanh toán này đều được thực hiện qua QR code. Giờ đây, tới Trung Quốc bạn sẽ thấy cảnh người qua đường giơ smartphone vào mã QR mà người ăn mày đeo trên cổ. Họ đang sử dụng mã QR này để cho người ăn xin những đồng tiền lẻ thông qua Alipay hoặc WeChat Wallet.

Đi mua hàng hóa giờ đây ở Trung Quốc cũng trở nên rất đơn giản. Ở đây, khách hàng sau khi mua hàng từ những gánh hàng rong sẽ hỏi QR code của người bán hàng. Động tác chuyển tiền được thực hiện và người bán hàng rong ngay lập tức thấy tiếng chuông reo lên từ tài khoản ngân hàng của mình.

Tấm biển quảng cáo sử dụng QR code

Nhiều khía cạnh truyền thống khác của xã hội tiền mặt cũng đang dần được thay thế. Ví dụ, người Trung Quốc đã mừng đám cưới, đóng góp tiền công đức hay chấm công bằng QR code. Từ sự phổ biến như vậy, các nhà kinh doanh ở Trung Quốc cũng đang sử dụng QR code cho những chiêu marketing của mình.

Năm 2012, một tấm biến quảng cáo cho một ứng dụng nghe nhạc dưới dạng một mã QR khổng lồ bất ngờ xuất hiện tại Trung Quốc. Quảng cáo này đã rất thành công, nó có thể được scan cho dù khoảng cách là rất xa, nhanh và tiện hơn việc phải nhớ đường link và gõ vào trình duyệt.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Trí Thức Trẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất