Vòng quanh Thế giới

Thịt thú rừng: Hiểm hoạ tiềm tàng khủng khiếp hơn cả COVID-19

Theo The Sun
Chia sẻ

Các chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn nạn săn bắt, ăn thịt động vật hoang dã trên toàn cầu - nguyên nhân khiến các chủng virus không xác định có cơ hội truyền sang người.

"Thần dược" kích dục từ thịt khỉ, súp ngẩu pín từ "của quý" của loài hổ hay máu tinh tinh là những món mang danh "đại bổ" được nhiều người săn lùng. Nhưng có ai ngờ rằng chính những món ăn này có thể gây nên đại dịch còn khủng khiếp hơn cả COVID-19?

Zoonosis, tức các bệnh truyền nhiễm lây từ cơ thể động vật sang người và ngược lại, đang lan rộng trên toàn cầu khi môi trường sống của con người bành trướng, gia tăng cơ hội tiếp xúc với động vật hoang dã. Hoạt động buôn bán thịt và các bộ phận cơ thể của thú rừng ở "chợ đen" có thể khiến virus lây lan với tốc độ đáng sợ, thậm chí gây ra đại dịch ghê gớm hơn cả Cái Chết Đen. 

Tiến sĩ khoa học vi sinh vật Linda Saif nói: "Những chợ động vật sống nơi bán dơi hoặc các loài động vật khác là nguồn gốc phát tán bệnh truyền nhiễm từ động vật sang động vật, không chỉ đối với COVID-19 mà còn là virus cúm". 

Debbie Banks, điều tra viên cao cấp về loài hổ ở Cơ quan Điều tra Môi trường, cho biết món pín hổ không có giá trị y học gì, càng không có tác dụng hỗ trợ chuyện giường chiếu của nam giới. Ngược lại, vi khuẩn và ký sinh trùng trong cơ thể hổ còn đe doạ sức khoẻ con người. 

Thịt khỉ cũng được tâng bốc là "tăng cường bản lĩnh đàn ông", đặc biệt là tinh tinh và voọc. Người dân Đông Java, Indonesia hay săn khỉ để nhắm rượu. Đây cũng là món ăn phổ biến ở Trung Phi và Trung Quốc. 

Thế nhưng, khỉ là loài có khả năng lây HIV và Ebola sang người. Các nhà khoa học ở Brazil từng phải tiêm vaccine cho quần thể khỉ bản địa để ngăn sự bùng phát của bệnh sốt vàng da.

Từ khi Trung Quốc hợp thức hóa sử dụng sừng tê giác trong y học năm 2018, đã có 1.000 cá thể tê giác bị giết chết mỗi năm. Vi khuẩn lao trong cơ thể tê giác cũng đã giết chết 1,4 triệu người vào năm 2019. 

Theo tổ chức EcoHealth Alliance, trong số 1,67 triệu virus chưa xác định trên thế giới, có đến 827.000 chủng có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người. Cúm gia cầm, SARS, MERS, Nipah và sốt vàng da là ví dụ về những chủng virus tồn tại trong cơ thể động vật, trước khi đột biến và truyền sang người.

Mới đây, các chuyên gia về thú y đã ghi nhận sự bùng phát của hai chủng cúm gia cầm khác nhau. Ngày 20/2, các nhà khoa học Nga tuyên bố đã phát hiện trường hợp lây nhiễm cúm gia cầm H5N8 từ gà sang người đầu tiên trên thế giới, dấy lên lo ngại rằng các chủng virus khác cũng có thể đột biến.

Chia sẻ

Theo

The Sun

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất