Vòng quanh Thế giới

Thảm họa động đất và sóng thần ở Indonesia: 'Khi cơn sóng ập đến, tôi đã vĩnh viễn mất cô ấy'

Theo Channelnewsasia
Chia sẻ

Một người đàn ông may mắn sống sót sau thảm họa động đất và sóng thần tại Indonesia đang rất tuyệt vọng khi không biết vợ anh còn sống hay không và đang ở nơi nào.

Bốn ngày sau trận động đất kèm sóng thần ập đến Balaroa, vùng ngoại ô thành phố Palu (Indonesia), khung cảnh nơi đây vẫn là vùng đất ngổn ngang với các mảnh vữa bê tông, khung cửa hay nội thất hỏng hóc từ các căn nhà đổ nát.

Adi, một người may mắn sống sót sau thảm họa kép, cho biết, anh đang rất tuyệt vọng khi không biết vợ anh còn sống hay không và đang ở nơi nào. “Khi cơn sóng dữ kéo đến, tôi đã vĩnh viễn mất cô ấy. Tôi cố gắng ôm chặt cô ấy, nhưng cơn sóng quá mạnh, tôi không đủ sức đối phó“, anh cho hay.

Tổn thất về người sau trận sóng thần quá nặng nề. Ảnh: AFP

Một người đàn ông khác, Andi Rainaldi, dường như không còn gì để mất, sau khi trận sóng thần càn quét ngôi làng ông sinh sống, cũng như cuốn đi 7 thành viên trong gia đình, trong đó có cậu con trai mà ông yêu thương nhất.

Khoảnh khắc ông tìm thấy vợ cùng cùng con trai, cũng là giây phút đau đớn nhất trong cuộc đời: “Tôi thậm chí còn không thể nhận diện được mặt con trai mình, mà chỉ có thể dựa vào quần áo. Tôi thực sự đau đớn. Thằng bé là đứa con duy nhất của tôi. Nó còn quá nhỏ để ra đi. Tôi rất nhớ nó“, ông Rainaldi nghẹn ngào.

Trong khi đó, những người còn sống khác cũng đang nỗ lực tìm kiếm người thân từ các nhà xác tạm thời, nơi hàng nghìn thi thể nằm im lìm dưới ánh mặt trời, chờ đợi để được nhận diện. Ủy ban Chữ Thập đỏ quốc tế cho biết họ đang cố gắng hết sức để giúp các gia đình được đoàn tụ, dù còn sống hay đã tử nạn.

Trận sóng thần qua đi, nhưng nỗi đau mất người thân vẫn ở lại trong lòng những người còn sống. Ảnh: AP

Trận động đất mạnh 7,5 độ xảy ra ngoài khơi Sulawesi chiều tối 28/9 kéo theo cơn sóng thần cao tới 6 m, tàn phá nhiều khu vực ven biển của Palu, thủ phủ của tỉnh, và thị trấn Donggala.

Tính tới hiện tại, thảm họa kép đã khiến 1.374 người thiệt mạng. Con số này được dự đoán có thể sẽ tăng lên khi đội cứu hộ vẫn chưa thể tiếp cận được một số khu vực bị ảnh hưởng. Giới chức Indonesia đã kêu gọi viện trợ và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế để ứng phó thảm họa khẩn cấp trong bối cảnh người dân địa phương đang phải vật lộn trong tuyệt vọng để tìm kiếm thức ăn và nước uống.

Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cảnh báo, 191.000 người dân Indonesia, trong đó có 46.000 trẻ em và 14.000 người cao tuổi đang cần sự trợ giúp khẩn cấp.

Chia sẻ

Theo

Channelnewsasia

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất