Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Vòng quanh thế giới

Sự nguy hiểm của các biến thể của virus corona, nhiều chủng có nguy cơ kháng vaccine ra sao?

Biến thể Delta làm gia tăng khả năng lây nhiễm Covid-19 và hiện đang lây lan mạnh ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

Biến thể Delta của virus corona hiện đang "thống trị" ở Mỹ, châu Âu cùng nhiều nơi khác trên thế giới. Còn được gọi là B.1.617.2, rõ ràng Delta dễ lây lan hơn, nhưng không rõ liệu biến thể này có khiến bệnh tình nặng hơn hay không. Delta là biến thể phát triển từ B.1.1.7 hay còn gọi là Alpha ở hầu hết các quốc gia nơi nó lây lan nhanh nhất, nhưng hầu hết vẫn có sự kết hợp của nhiều biến thể khác.

Dưới đây là những điều giới khoa học biết về những biến thể virus corona phổ biến nhất.

Biến thể Delta

Tính đến ngày 3/7, biến thể Delta chiếm 51,7% các trường hợp mắc Covid-19 ở Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ.

Vào giữa tháng 6, biến thể Delta chiếm 99% các trường hợp mắc Covid-19 ở Anh, theo Tổ chức Y tế công cộng Anh. Dự kiến biến thể này sẽ chiếm 90% số ca nhiễm ở châu Âu vào cuối tháng 8, theo Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh châu Âu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Delta đã được phát hiện ở 100 quốc gia. Nó đã vượt qua biến thể Beta hay còn gọi là B.1.351 đáng lo ngại ở Nam Phi.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Delta là biến thể dễ lây lan nhất trong số các biến thể được xác định cho đến nay".

Còn trong một cuộc họp tại Nhà Trắng, Giám đốc CDC, Tiến sĩ Rochelle Walensky, phát biểu: “Chúng ta biết rằng biến thể Delta đã gia tăng khả năng lây nhiễm và nó hiện đang lây lan mạnh ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp".

Sự nguy hiểm của các biến thể của virus corona, nhiều chủng có nguy cơ kháng vaccine ra sao? Ảnh 1

Điều gì khiến biến chủng Delta dễ lây lan hơn? Delta còn được gọi là "đột biến kép" vì nó mang hai đột biến - một phần của virus được sử dụng để gắn vào các tế bào mà nó tấn công - dường như khiến virus xâm nhập vào tế bào một cách hiệu quả hơn.

Hôm 6/7, một nhóm các nghiên cứu Trung Quốc cho biết những người bị nhiễm biến chủng Delta mang lượng virus trong cơ thể cao hơn gấp 1.200 lần so với những người mắc các biến chủng cũ.

Trong khi đó, báo cáo khác cho thấy, biến chủng Delta có thể lây truyền nhanh hơn trung bình hai ngày sau khi một người bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cả 3 loại vaccine được cấp phép dùng ở Mỹ đều có thể bảo vệ con người chống lại biến thể Delta. Tất cả đều cho thấy vaccine tạo ra một lớp bảo vệ hơn là bù đắp cho khả năng cạnh tranh với phản ứng miễn dịch của biến thể. Chúng không ngăn ngừa hoàn toàn khả năng nhiễm nhưng giúp giảm đáng kể khả năng mắc bệnh nặng, nhập viện và tử vong.

Biến thể Delta không "ngại" hệ thống miễn dịch, có nghĩa là những người đã bị nhiễm bệnh có thể dễ mắc lại.

Một nghiên cứu của Pháp được công bố trên tạp chí Nature hôm 7/7 cho thấy biến thể Delta nhạy cảm hơn 4 lần so với biến thể Alpha trong mẫu máu được thu thập từ những người đã khỏi Covid-19 từ 12 tháng trước.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một liều duy nhất của vaccine Pfizer/BioNTech hoặc AstraZeneca Covid-19 không có hiệu quả đối với các biến thể Beta hoặc Delta. Kháng thể trong máu của chỉ 10% số người trong nghiên cứu có thể vô hiệu hóa biến thể Delta sau một liều vaccine duy nhất. Nhưng liều vaccine thứ hai đã tạo ra phản ứng miễn dịch ở 95% số người trong nghiên cứu, mặc dù các kháng thể chống lại biến thể Delta hoạt động kém hơn đáng kể so với trước biến thể Beta.

Xem thêm: Tiêm vaccine Covid-19 cứu sống gần 280.000 người ở Mỹ

Delta mang một nhóm đột biến khác biệt so với các biến thể khác, bao gồm một đột biến được gọi là L452R làm tăng khả năng lây truyền. Nó không mang hai đột biến đáng lo ngại khác là E484K và N501Y - được tìm thấy trong biến thể B.1.1.7 (Alpha) lần đầu tiên xuất hiện ở Anh, và cả trong biến thể B.1.351 (Beta) lần đầu tiên phát hiện ở Nam Phi, cũng như biến thể P.1 (Gamma).

Biến thể Alpha

Mùa xuân vừa qua, biến thể Alpha (ký hiệu B.1.1.7)của virus corona đã khiến các quan chức y tế công cộng lo lắng. Biến thể này lây lan nhanh chóng ở Anh và sau đó là thế giới, rồi trở thành biến thể thống trị các ca mắc ở Mỹ.

Biến thể Alpha mang khả năng lây nhiễm cao hơn ít nhất 50% so với các biến thể cũ. Nó mang 23 đột biến, trong đó có một đột biến được gọi là N501Y làm tăng khả năng lây truyền. Biến thể này hoàn toàn nhạy cảm với các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng và vaccine.

Sự nguy hiểm của các biến thể của virus corona, nhiều chủng có nguy cơ kháng vaccine ra sao? Ảnh 2

Biến thể Beta

Lần đầu tiên được phát hiện ở Nam Phi, biến thể B.1.351 hay còn gọi là Beta có cả đột biến E484K có khả năng trốn tránh các phản ứng miễn dịch và đột biến N501Y khiến dễ lây lan hơn.

Biến thể Beta đã được chứng minh là có khả năng lây truyền cao hơn 50% so với các chủng cũ và tránh được việc điều trị bằng kháng thể đơn dòng kép.

Xét nghiệm máu đều cho thấy biến thể này gây lây nhiễm cho cả những người đã khỏi bệnh Covid-19 và những người đã tiêm vaccine Covid-19.

Các nhà sản xuất vaccine đang cố gắng áp chế các biến thể mới bằng cách phát triển những mũi tiêm tăng cường tập trung vào B.1.351 bởi đây là biến thể mà các nhà khoa học lo ngại nhất khi nó có thể làm mất khả năng bảo vệ của vaccine.

Nhưng trốn tránh phản ứng miễn dịch một phần không có nghĩa là trốn phản ứng hoàn toàn và vaccine vẫn được kỳ vọng sẽ bảo vệ con người ở một mức độ nào đó.

Tại Mỹ, biến thể Beta chiếm 0,2% số ca mắc mới, theo CDC.

Xem thêm: Lý do Pfizer muốn xin cấp phép mũi thứ 3 vaccine Covid-19

Gamma

Theo CDC, biến thể P.1 hoặc Gamma có nguồn gốc từ Brazil hiện chiếm 8,9% số ca nhiễm mới ở Mỹ. Gamma mang cả đột biến E484K và N501Y và hơn 30 đột biến khác. Biến thể này trốn tránh ảnh hưởng của việc điều trị bằng kháng thể đơn dòng. Các xét nghiệm máu cho thấy Gamma có thể thoát các phản ứng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tạo ra bởi vaccine.

Sự nguy hiểm của các biến thể của virus corona, nhiều chủng có nguy cơ kháng vaccine ra sao? Ảnh 3

Epsilon

Các biến thể B.1.427 và B.1.429 thường được gộp lại với nhau và gọi là Epsilon. Lần đầu tiên được phát hiện ở California, biến thể này mang đột biến L452R giống biến thể Delta nhưng phát triển theo cách khác.

WHO cho biết Epsilon (B.1.427/B.1.429) làm tăng khả năng lây nhiễm, giảm tính nhạy cảm với một số phương pháp điều trị bằng kháng thể và làm giảm sự trung hòa của huyết thanh trong thời kỳ dưỡng bệnh và sau khi tiêm chủng.

Iota

Lần đầu được phát hiện ở New York vào tháng 11 năm ngoái, biến thể B.1.526 hoặc Iota chiếm 3% các ca mắc ở Mỹ, theo CDC. Con số này giảm so với 9% số ca vào tháng 4 năm ngoái. Biến chủng này mang theo đột biến 484 giúp virus dễ dàng bám vào các tế bào và khiến hệ miễn dịch khó nhận biết virus.

Eta

Lần đầu tiên được phát hiện ở Anh và Nigeria, Eta, còn được gọi là B.1.525, mang đột biến E484K. Biến thể này đang suy giảm ở Mỹ và hầu như không có ca nào mắc biến thể này nữa.

Lambda

Biến thể Lambda (ký hiệu C.37) lần đầu phát hiện ở Peru vào cuối năm ngoái và đang hoành hành ở Nam Mỹ, hiện có nhiều biến đổi bất thường, nguy cơ kháng lại vaccine.

Xem thêm: Tiêm vaccine Covid-19 nhưng không gặp phản ứng phụ có sao không?

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết CNN

Nguồn bài viết
Được quan tâm

Tin mới nhất