Là người đứng đầu mới của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới, trách nhiệm và nghĩa vụ của Hoàng đế Nhật Bản Naruhito đối với các nghi lễ, nghi thức truyền thống là không thể chối cãi. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng người kế nhiệm là một người có tư tưởng sống hiện đại trong Cung điện Hoàng gia, một phần là do Hoàng đế từng tiếp xúc với Hoàng gia Anh trong những năm học tập tại Đại học Oxford.
Gánh trên vai sứ mệnh và trách nhiệm kế thừa di sản dòng tộc kể từ khi sinh ra, Thái tử Naruhito, 59 tuổi, đã trở thành hoàng đế vào ngày 1 tháng 5, mở ra kỷ nguyên Reiwa. “Reiwa” hay còn gọi là Thời kỳ Lệnh Hòa, được lấy từ một bài thơ cổ điển nước Nhật có niên đại 1.200 năm tuổi và có nghĩa là sự hòa hợp tuyệt đẹp.
Vị vua mới chắc chắn sẽ được thừa hưởng những kinh nghiệm và lời khuyên trị vì từ cha mình, Hoàng đế Akihito, người đã thoái vị vào ngày trước khi con trai lớn của ông lần đầu ngồi trên ngai vàng Chrysanthemum, nhưng Tiến sĩ Hideya Kawanishi, một giáo sư chuyên về hệ thống đế quốc của Nhật Bản tại Đại học Nagoya cho biết: “Tôi tin rằng hoàng đế sẽ cố gắng để hiện đại hóa các gia tộc hoàng gia.
Ví dụ, cho đến nay, hoàng hậu có nhiệm vụ hỗ trợ hoàng đế. Tuy nhiên, kể từ bây giờ, hoàng đế cũng sẽ cố gắng hỗ trợ cho vị trí cũng như các công việc của hoàng hậu. Tôi nghĩ hoàng đế sẽ cố gắng làm cho mối quan hệ giữa nam và nữ trong gia đình hoàng gia trở nên gần gũi hơn với xã hội hiện đại”.
Hoàng đế Naruhito đã thể hiện sự quan tâm của mình về hạnh phúc của vợ mình, Hoàng hậu Masako, người gần như đã rời khỏi tầm mắt công chúng kể từ khi bà mắc hội chứng rối loạn cảm xúc. Bệnh của Thái tử phi được cho là xuất phát từ việc phải thích nghi với cuộc sống trong gia đình hoàng gia và áp lực phải sinh con trai làm người thừa kế ngai vàng, nhưng Naruhito đã luôn nhắc cho bà nhớ về sự ủng hộ của ông dành cho bà mỗi khi có cơ hội.
Không giống như cha mình, Naruhito sớm tiếp cận với nền giáo dục quốc tế và điều ảnh ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của người.
Naruhito đã nhập học tại Merton College, Oxford, vào năm 1983 và mô tả thời gian của mình khi ở Anh một cách yêu thích trong tác phẩm “The Thames và I - A Memoir of Two Years at Oxford”. Thái tử hồi tưởng về hơn 20 quán rượu địa phương mà người đã ghé thăm, bao gồm The Trout Inn, cũng là một yêu thích với Thanh tra Morse. Có một lần Thái tử bị từ chối phục vụ tại một quán bar vì quần jean của người bị cho là quá giản dị.
Ông từng là chủ tịch danh dự của câu lạc bộ karate và judo của trường đại học, là thành viên của cả câu lạc bộ quần vợt lẫn kịch và thể hiện tình yêu với các hoạt động ngoài trời của mình bằng cách leo lên ba đỉnh tháp cao nhất ở Anh. Bất chấp mọi rào cản và khó khăn, người vẫn xoay sở để hoàn thành luận án của mình mang tên “Nghiên cứu về điều hướng và giao thông tại sông Thames trong thế kỷ 18” - mặc dù phải mất đến ba năm sau khi anh rời Oxford luận án này mới hoàn thành trọn vẹn. Một số nhà phê bình tự hỏi liệu thói quen học tập nghiên cứu sâu sắc này có khiến cuộc hôn nhân của Hoàng đế Naruhito trở nên nhàm chán tẻ nhạt hay không.
Tuy nhiên, cũng giống như những người bạn cùng phòng khác, Hoàng đế Naruhito cũng có những bức ảnh lớn và poster của người nổi tiếng trong phòng trọ của mình và đó là nữ diễn viên Brooke Shields và cựu người mẫu thời trang Jane Fonda. Sau đó, Naruhito gặp diễn viên Brooke Shields tại Đại học Princeton, khi ấy cô còn là sinh viên, hoàng tử đã nói: “Đúng như tôi tưởng tượng, cô ấy rất xinh đẹp”. Tuy nhiên, người nói thêm rằng: “Tôi không thể kết hôn với người nước ngoài”.
Hoàng đế Naruhito nhớ lại trong hồi ký của mình rằng giặt quần áo là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của người về cuộc sống tại Oxford, nhưng khi ông vô tình bỏ quá nhiều bột xà phòng vào máy thì lại không vui chút nào.
Hoàng đế cũng đã tận dụng chuyến đi châu Âu của mình để cùng trượt tuyết với Hans-Adam II, hoàng tử của Liechtenstein và đi nghỉ ở Majorca với Juan Carlos I, vua của Tây Ban Nha. Ông cũng thích chèo thuyền với vua Harald V của Na Uy và vợ, Nữ hoàng Sonja, và thăm Beatrix, nữ hoàng của Hà Lan vào thời điểm đó.
Tiến sĩ Kawanishi cho biết: “Thời gian mà hoàng tử học tập ở Anh có ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ của ông ấy. Ông tin rằng việc giữ liên lạc thường xuyên với mọi người là rất cần thiết, giống như gia đình hoàng gia Anh hay làm. Ông cũng khẳng định rằng bản thân phải tích cực tham gia công tác từ thiện. Và ông cũng nghĩ rằng gia đình hoàng gia phải trở nên hội nhập hơn”
Trở ngại lớn nhất để thay đổi trong cung điện sẽ là Cơ quan nội chính Hoàng gia Nhật Bản - cơ quan có thẩm quyền bảo tồn và gìn giữ giá trị Hoàng tộc - nhưng Tiến sĩ Kawanishi rất lạc quan, hoàng đế mới sẽ nhanh chóng dựa vào di sản của cha mẹ mình để tạo ra nhiều di sản mới cùng những thay đổi trong gia đình Hoàng gia mà người mong muốn.