Vòng quanh Thế giới

Những bảo vật quyền uy được trao cho nhà vua Thái Lan khi lên ngôi

Theo Lao Động
Chia sẻ

Sau nghi thức thanh tẩy và xức nước thiêng ngày thứ bảy (4/5) là hoạt động chính trong lễ đăng quang của Nhà vua Maha Vajirusongkorn: Lễ trao vương miện và lên ngôi.

Tờ The Nation của Thái Lan đã có bài viết lý giới thiệu về các bảo vật biểu tượng cho vương quyền và nguồn gốc của các bảo vật này.

Theo tờ báo này, các bước trong nghi lễ đăng quang của nhà vua Thái Lan hiện nay áp dụng theo lễ đăng quang lần hai của nhà vua Rama I năm 1785 - người sáng lập triều đại Chakri.

Lọng 9 tầng trong lễ đăng quang của Nhà vua Bhumibol ngày 5.5.1950. Ảnh: The Nation.

Bảo vật đầu tiên được trao là Nophapadon Maha Saweta Chatra (Lọng 9 tầng màu trắng) - biểu tượng quan trọng nhất của quyền uy tối cao. Chín tầng của lọng được làm từ vải trắng và gắn vàng. Vua Rama IV lệnh phủ chiếc lọng này bằng vải trắng thay vì vải lụa dệt bằng chỉ vàng và chỉ bạc như ban đầu, theo The Nation.

Những bảo vật khác trong nghi lễ này gồm: Phra Maha Phichai Mongkut (Vương miện chiến thắng vĩ đại), Phra Saeng Khan Chai Sri (Thanh gươm chiến thắng), Than Phra Kon (Quyền trượng hoàng gia), Walawichani (Quạt và phất trần hoàng gia) và Chalong Phrabat Choeng Ngon (Đôi dép hoàng gia).

Vương miện hoàng gia. Ảnh: The Nation.

Phra Maha Phichai Mongkut (Vương miện chiến thắng vĩ đại) được làm theo lệnh của vua Rama I. Vương miện nhiều tầng này biểu trưng cho nơi ở trên trời của vị thần Hindu Indra. Vương miện được làm từ vàng và được trang trí với kim cương, các loại đá quý khác.

Phra Maha Phichai Mongkut cao 66cm và nặng 7,3kg. Đỉnh của vương miện có một viên kim cương cỡ lớn mà vua Rama IV mang về từ Ấn Độ.

Nhà vua Bhumibol, cha của Vua Vajiralongkorn nhận gươm trong lễ đăng quang ngày 5.5.1950. Ảnh: The Nation.

Truyền thuyết kể rằng, lưỡi gươm của Phra Saeng Khan Chai Sri - biểu trưng cho quyền lực và sức mạnh quân đội, được một ngư dân tìm thấy trên một hồ nước ở Campuchia và tặng vua Rama I. Sau đó ông nhà vua lệnh cho làm chuôi gươm và vỏ bọc bằng vàng nạm và đá quý.

Phra Saeng Khan Chai Sri nặng 1,3kg. Ảnh: Nation.

Lưỡi gươm dài 64,5cm và cả thanh gươm dài 89,9 cm. Trọng lượng của bảo vật này là 1,3kg. Khi đặt trong bao gươm, bảo vật này dài 101cm và nặng 1,9kg.

Quyền trượng Than Phra Kon. Ảnh: The Nation.

Tượng trưng cho quyền lực pháp lý và công lý, quyền trượng của hoàng gia Than Phra Kon được tạo ra dưới triều vua Rama I. Quyền trượng này được chế tác từ gỗ Javanese Cassia có một đinh ba mạ vàng và chuôi làm từ kim loại mạ vàng.

Vua Rama IV lệnh làm một quyền trượng mới từ vàng nguyên chất. Cây quyền trượng này có thể giấu một thanh kiếm bên trong và được trang trí hình một vị thần trên đỉnh, theo The Nation.

Tuy nhiên, vua Rama VI đã dùng lại quyền trượng ban đầu cho lễ đăng quang của mình và quyền trượng này được sử dụng kể từ đó.

Walawichani. Ảnh: The Nation.

Walawichani cũng được làm dưới triều đại của Vua Rama I như một biểu tượng để đẩy lùi bất kỳ thế lực hắc ám nào có thể ảnh hưởng tới các thần dân của ông là quạt và phất trần hoàng gia. Ban đầu Walawichani được làm từ lá cọ, vành được đính vàng và tay cầm được nạm vàng. Sau đó, Vua Rama IV yêu cầu nên có phất trần làm từ lông bò thay vì bằng lá cọ.

Chalong Phrabat Choeng Ngon. Ảnh: The Nation.

Bảo vật cuối cùng là đôi hài hoàng gia có hình dạng của một đôi dép với phần mũi uốn cong. Chalong Phrabat Choeng Ngon tượng trưng cho sự uy nghi của bậc quân vương. Vua Rama I đã chỉ thị làm đôi hài vàng theo tín ngưỡng của người Hindu cổ. Đôi hài nạm vàng, có màu sắc rực rỡ và đính kim cương.

Chia sẻ

Bài viết

Theo Lao Động

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất