Vòng quanh Thế giới

Nghiên cứu mới về phương pháp hiệu quả giúp giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân Covid-19

Song Long
Chia sẻ

Điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện bằng máy áp lực dương liên tục (CPAP) làm giảm nhu cầu thở máy xâm lấn, là phương pháp tối ưu hơn thở oxy áp suất cao hay điều trị bằng oxy thông thường, theo một nghiên cứu mới từ Đại học Queen's Belfast.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Queen's Belfast ở Anh cho rằng phát hiện có thể giúp giảm áp lực cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) trước tình trạng quá tải như hiện nay.

Nghiên cứu về các phương pháp điều tri hô hấp không xâm lấn dành cho bệnh nhân Covid-19 mà Đại học Queen và Đại học Warwick thưc hiện là thử nghiệm quy mô lớn nhất trên thế giới hiện nay. Hơn 1.200 người tham gia đã tham gia tại 48 bệnh viện của Vương quốc Anh.

Giáo sư Danny McAuley, nghiên cứu chính và cũng là chuyên gia tư vấn về y học chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Hoàng gia Victoria và Đại học Queen's Belfast, cho biết: “Kết quả của thử nghiệm này thực sự đáng khích lệ vì đã chỉ ra bằng cách sử dụng CPAP, thông khí xâm lấn có thể không cần thiết đối với nhiều bệnh nhân Covid-19 cần lượng oxy cao.

Tránh thông khí xâm lấn không chỉ tốt hơn cho bệnh nhân mà còn có ý nghĩa quan trọng về nguồn lực vì nó giải phóng công suất của ICU. Nghiên cứu này sẽ giúp các nhân viên y tế ở Vương quốc Anh và hỗ trợ việc chăm sóc nhằm cải thiện kết quả của bệnh nhân Covid-19 đồng thời giúp giảm bớt gánh nặng về nguồn lực”.

CPAP: Phương pháp hiệu quả giúp giảm nhu cầu thở máy của bệnh nhân Covid-19 Ảnh 1
CPAP được sử dụng trong điều trị suy hô hấp, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng bệnh và phục hồi chức năng hô hấp, thay vì phải sử dụng các phương pháp xâm lấn, từ đó hạn chế nguy cơ biến chứng.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh việc sử dụng CPAP (oxy và áp suất đường dương được cung cấp qua mặt nạ vừa khít) với HFNO (thở oxy áp suất cao) so với chăm sóc tiêu chuẩn (điều trị bằng oxy thông thường).

Cả 3 phương pháp thường được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trước khi họ được chuyển sang phương pháp thông khí xâm lấn.

Kết quả nghiên cứu trên bệnh nhân

Từ tháng 4/2020 đến tháng 5/2021, 1.272 bệnh nhân Covid-19 nhập viện vì suy hô hấp cấp tính, trên 18 tuổi, được đưa vào nghiên cứu.

Họ được phân bổ ngẫu nhiên để nhận một trong 3 biện pháp can thiệp hỗ trợ hô hấp như một phần của quá trình chăm sóc tại bệnh viện.

Khoảng 380 (29,9%) người tham gia điều trị bằng CPAP, 417 (32,8%) người tham gia dùng phương pháp HFNO và 475 (37,3%) được điều trị oxy thông thường.

So sánh giữa CPAP và liệu pháp oxy thông thường, có thể thấy khả năng bệnh nhân phải thở máy xâm nhập hoặc tử vong trong vòng 30 ngày điều trị thấp hơn đáng kể ở những người được điều trị bằng CPAP.

Với nhóm sử dụng CPAP, 137/377 người (36,3%) cần thở máy hoặc tử vong trong vòng 30 ngày. Con số này ở nhóm điều trị thông thường là 158/356 người.

Nghiên cứu phát hiện ra không có sự khác biệt giữa bệnh nhân trong nhóm HFNO và nhóm điều trị bằng oxy thông thường.

Các nhà nghiên cứu cho biết, dựa trên những kết quả này, cứ 12 người được điều trị bằng CPAP thì sẽ có một người tránh được việc phải dùng tới thông khí xâm lấn trong ICU.

Hiện nay máy trợ thở JPAP của Nhật Bản được nhiều bệnh viện sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân, được giới chuyên môn đánh giá cao.

Xem thêm: Bệnh nhân Covid-19 sống sót diệu kỳ sau 59 ngày thở máy, 40 ngày hôn mê sâu và đột quỵ

Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất