Vòng quanh Thế giới

Mắc sai lầm chết người, Donald Trump 'giúp' Hillary Clinton lên như diều

Yến Linh
Chia sẻ

Ứng cử viên tổng thống “đặc biệt” của Đảng Cộng hòa – tỉ phú Donald Trump đã liên tiếp mắc phải những sai lầm chết người, khiến ông này “tụt hạng” thê thảm trong khi trao cơ hội cho đối thủ Hillary Clinton “lên như diều” gặp gió.

Đầu tiên là lời mời Nga - đối thủ hàng đầu của Mỹ - nhập cuộc vào vụ scandal email cá nhân của bà Hillary Clinton, sau đó là không ngại ngần công kích người mẹ đau khổ có con hy sinh trong chiến tranh, ông Trump rõ ràng đã để mình rơi vào thế quá bất lợi chỉ vì những phát biểu bất cẩn, thiếu suy nghĩ - vốn được tin là “đặc sản” của vị chính khách “đặc biệt” này.

Ứng cử viên Donald Trump

Ứng cử viên Donald Trump

Lâu nay, người ta không lạ gì tính cách của ông Donald Trump và cũng chẳng bất ngờ gì về những phát ngôn gây sốc của ông này. Tuy nhiên, tỉ phú Trump rõ ràng đã để mình đi quá xa khi có những phát biểu khó có thể chấp nhận được trong tuần vừa qua.

Mắc tội phản quốc?

Ông Donald Trump đã khiến người dân nước Mỹ đi từ cảm giác choáng váng và sau đó là tức giận khi công khai lên tiếng mời gọi Nga “thò tay” vào scandal sử dụng email cá nhân của đối thủ Hillary Clinton. Nhiều người Mỹ đã giận dữ về lời kêu gọi này đến mức gán cho ứng cử viên Trump một tội cực kỳ nghiêm trọng - đó là tội phản quốc.

Phát biểu vạ miệng của ông Trump được đưa ra trong một cuộc họp báo diễn ra hôm thứ Tư (27/7). Tại cuộc họp báo đó, ông Trump bất ngờ nói: “Họ có thể có được 33.000 bức thư email mà bà ấy đã đánh mất hoặc xóa đi. Nếu Nga hay Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào có được những bức email đó, ý tôi là, tôi phải nói thật rằng, tôi rất muốn được xem chúng… Nga, nếu các bạn đang lắng nghe, tôi hy vọng các bạn có thể tìm thấy 30.000 bức email đang mất tích đó”.

13

Những người của Đảng Dân chủ đã không bỏ qua cơ hội này để công kích đối thủ. Họ nhanh chóng lên án gay gắt những phát biểu của ông Trump về việc kêu gọi, mời Nga can thiệp vào scandal email cá nhân của ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ - Hillary Clinton. Nhiều người thậm chí còn cáo buộc tỉ phú ngành bất động sản đã mắc tội phản bội đất nước. “Ông ta đã mời gọi một nước hiếu chiến mà chúng ta đang thực sự lo ngại đến xâm lược đất nước chúng ta. Điều này thật là kinh khủng. Nói thẳng ra, đó chính là hành động phản bội lại đất nước chúng ta”, Thượng nghị sĩ Claire McCaskill phát biểu đầy phẩn nộ. Bà này còn nói thêm rằng: “Thật là đáng kinh sợ đối với những gì ông ta đang làm cũng như con người ông ta. Tôi không nghĩ đây lại là một người có bất kỳ mong muốn hay quan tâm gì đến việc tìm hiểu tính phức tạp của chính sách đối ngoại”.

Trong khi đó, ông Leon Panetta - cựu Giám đốc CIA và từng là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thì phát biểu với giọng điệu có phần bớt gay gắt hơn nhưng không kém phần sắc sảo. Ông này cho rằng, “những gì ông Trump nói đã vượt quá giới hạn cho phép. Tôi tin là kiểu phát biểu như thế phản ánh việc ông ấy thực sự không đủ năng lực để trở thành Tổng thống của nước Mỹ.”

Jake Sullivan - một cố vấn chính sách cấp cao của bà Hillary bình luận: “Đây chắc chắn phải là lần đầu tiên trong lịch sử có một ứng cử viên lớn của cuộc bầu cử lại tích cực kêu gọi một quốc gia bên ngoài thực hiện hành vi gián điệp, do thám nhằm vào một đối thủ chính trị. Sự việc đã đi từ một vấn đề tò mò và một vấn đề mang tính chính trị thành một vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia”.

Trước làn sóng phản đối mạnh mẽ của dư luận, ông Trump đã nhận thức được sai lầm nghiêm trọng của mình. Tỉ phú Trump sau đó đã phải vội vàng lên tiếng thanh minh, ông này đính chính lại rằng, ông chỉ đang nói đùa chứ không thực sự có ý định kêu gọi Nga thực hiện hoạt động tìm kiếm 30.000 bức thư email của bà Hillary. Phát ngôn viên của ông Trump - Jason Miller khẳng định, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa chỉ là đang khuyến khích các nước khác nếu có thông tin gì liên quan đến những bức thư email mất tích của bà Hillary thì hãy nộp cho giới chức liên bang. “Rõ ràng, ông Trump không kêu gọi hay mời Nga hoặc bất kỳ nước nào thực hiện hoạt động hack email của bà Hillary”, ông Miller nhấn mạnh.

Được biết, các nhà điều tra liên bang đang tiến hành điều tra cáo buộc cho rằng, các cơ quan tình báo Nga đang đứng đằng sau vụ “hack” hệ thống máy chủ ở Đại hội Đảng Dân chủ mới đây.

Phe vận động tranh cử của ông Trump cũng bác bỏ những lời cáo buộc cho rằng, Nga đứng đằng sau “vụ xâm nhập hệ thống thông tin và máy tính” tại Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC), khiến nhiều tài liệu và email của nội bộ đảng này bị rò rỉ ra bên ngoài.

Liệu ông Trump có thực sự mắc tội phản quốc với biểu vạ miệng nói trên hay không. Giới phân tích tin rằng, mọi việc chưa đến mức như vậy. Ông Carlton Larson - giáo sư Trường Luật Davis thuộc Đại học California và đồng thời là một chuyên gia về vấn đề phản quốc, cho hay, “những gì ông Donald Trump phát biểu chưa đến mức bị kết tội phản quốc”. Luật Mỹ đã quy định rất rõ ràng rằng, một cá nhân “giúp đỡ hoặc thông cảm, ủng hộ” cho một nước khác đang có chiến tranh với Mỹ, hay là tự mình phát động chiến tranh với đất nước, thì sẽ bị kết tội phản quốc. Những lời phát biểu của ông Trump mặc dù mang tính kích thích, kêu gọi Nga làm điều không có lợi cho Mỹ nhưng chưa đủ bằng chứng để chứng minh ông này trợ giúp hay ủng hộ cho một kẻ thù của Mỹ và Nga hiện tại cũng không phải là nước đang có chiến tranh với Mỹ.

Người ta khó tránh khỏi cảm giác hoài nghi về những phát biểu mời gọi Nga của ông Donald Trump bởi ông này là chính trị gia hiếm hoi ở nước Mỹ có quan điểm, cái nhìn tích cực về Tổng thống Putin cũng như nước Nga. Ông Trump không ngại ngần nhiều lần bày tỏ mong muốn nước Mỹ có một Tổng thống như ông Putin. Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa cũng liên tục có phát biểu bày tỏ sự sẵn sàng trong việc hợp tác với nước Nga, với ông Putin khi ông này đắc cử chức Tổng thống Mỹ. Chính vì thế, không có gì lạ khi một cựu Ngoại trưởng Mỹ từng phát biểu, nếu ông Trump đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới thì đó sẽ là món quà dành riêng cho Tổng thống Nga Putin.

Công kích người mẹ mất con

Luật sư Khizr Khan đã có một bài phát biểu đầy xúc động tại Đại hội Đảng Dân chủ để tưởng nhớ người con trai của mình - đại úy Humayun. Anh này đã hy sinh trên chiến trường Iraq năm 2004. Trong bài phát biểu của ông Khan, vợ ông - bà Ghazala choàng khăn đứng lặng lẽ bên cạnh.

Ứng cử viên Donald Trump đã bất ngờ có những phát biểu thiếu nhạy cảm khi nhằm vào người mẹ đau khổ trên trong cuộc trả lời phỏng vấn chương trình ‘This Week’ (Tuần này) của đài ABC. Ông nói: “Nếu các bạn nhìn vào người vợ, bà ta đứng đó. Bà ta chẳng nói gì. Bà ta có thể không được phép nói bất kỳ điều gì”.

12

Những phát biểu trên của ông Trump đã gây ra một làn sóng tức giận trên mạng xã hội, cả từ những người của Đảng Cộng hòa. Hầu hết đều chỉ trích ông Trump cả về việc tấn công một người mẹ đau khổ và cả bởi vì ông này được cho là có những tư tưởng phân biệt chủng tộc và chống Hồi giáo.

Gia đình ông Khan cũng nhanh chóng phản ứng, thể hiện sự bất bình đối với ông Trump. Người mẹ tội nghiệp Ghazala giải thích, bà không thể phát biểu vì không kiềm chế được cảm xúc. “Tôi quá xúc động bởi tôi không thể nhìn bức ảnh con trai tôi. Tôi thậm chí không thể bước vào căn phòng có những hình ảnh con trai tôi ở đó”, bà Ghazala nói về việc xuất hiện tại Đại hội Đảng Dân chủ.

Người mẹ đáng thương nhớ lại lần nói chuyện cuối cùng với con trai vào Ngày của Mẹ. Bà đã nói với con rằng: “Hãy an toàn trở về nhà và đừng trở thành anh hùng đối với mẹ, chỉ cần là con trai của mẹ, trở về với tư cách là con trai của mẹ”, bà Ghazala vừa nói vừa nghẹn ngào. “Nó đã trở về như một người anh hùng”.

Gia đình ông bà Khan đã ra một tuyên bố chỉ trích ứng cử viên Trump. Họ nói: “Chạy đua vào chức vụ tổng thống không có nghĩa là bạn tự cho mình cái quyền không tôn trọng các gia đình và những người mẹ có con là quân nhân đã ngã xuống. Ông thật đáng xấu hổ! Gia đình ông cũng vậy! Ông ấy không có nhân cách”.

Bà Ghazala còn nói thêm rằng: “Hy sinh, tôi không nghĩ ông ta biết được ý nghĩa của từ hy sinh. Bởi vì khi tôi đang đứng đó, tất cả người Mỹ cảm nhận được nỗi đau của tôi dù tôi không nói một lời nào. Tất cả mọi người đều cảm thấy nỗi đau đó. Tôi không biết ông ấy đọc được gì, hiểu được gì và nghe được gì về đạo Hồi. Tôi rất tiếc về điều đó và về việc ông ta chẳng biết tí gì về đạo Hồi”.

Ứng cử viên phó tổng thống của Đảng Dân chủ Tim Kaine đã bày tỏ rằng ông rất sốc khi ông Trump công kích bà Ghazala Khan chỉ vì bà không phát biểu. “Ông ấy là loại người có thể biến điều đó thành một thứ gì đó để nhạo báng. Điều đó một lần nữa thể hiện tính khí thất thường, không phù hợp của ông ấy. Nếu bạn không có bất kỳ sự thấu cảm nào thì tôi không chắc chắn rằng bạn có thể hiểu được điều đó”.

Cựu Tổng thống Bill Clinton cũng bức xúc thêm vào: “Tôi không thể hiểu làm thế nào bạn có thể nói như vậy về một người mẹ đau khổ”.

Những sai lầm nói trên của ông Trump đã khiến ông phải chịu hậu quả. Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất, đối thủ của ông này - bà Hillary Clinton đã bất ngờ vượt xa, với khoảng cách chênh lệch 15% điểm. Cụ thể, bà Hillary đang nhận được sự ủng hộ của 46% cử tri, trong khi ông Trump chỉ là 31%.

Chia sẻ

Bài viết

Yến Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất