Vòng quanh Thế giới

Lịch sử giày cao gót của phụ nữ dân tộc Mãn Châu Trung Quốc

Chia sẻ

Đôi giày cao gót của phụ nữ dân tộc Mãn Châu Trung Quốc gắn liền với câu chuyện cảm động về cô công chúa báo thù cho cha.

Theo People’s Daily, loại giày này có nhiều tên gọi khác nhau như “giày bồn hoa”, “giày đế móng ngựa”, “giày đế cao”. Trong các bộ phim cổ trang Trung Quốc về triều đại nhà Thanh (1644 - 1912), đều xuất hiện hình ảnh các cung nữ hay công chúa đi đôi giày cao lênh khênh này.

Tuy nhiên, trong thực tế, đa phần cung nữ đều không đi loại giày này vì nó gây khó khăn trong khi làm việc. Những cung nữ cấp bậc thấp, làm công việc giặt giũ, quét dọn, không được phép đi.

Giày cao gót được đính cườm và thêu hoa văn cầu kỳ của phụ nữ thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ảnh: China Times

Giày cao gót được đính cườm và thêu hoa văn cầu kỳ của phụ nữ thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ảnh: China Times

Đôi giày bồn hoa có nguồn gốc từ một câu chuyện của người Mãn. Khi cha của công chúa tộc Mãn Châu Đa La Cam Chu bị một thủ lĩnh bộ lạc tên là Cáp Tư Cổ Hãn sát hại, kinh thành A Khắc Đội của họ bị cướp.

Đa La Cam Chu quyết tâm lấy lại kinh thành, báo thù cho cha. Tuy nhiên, xung quanh thành là đầm lầy, nước sâu hơn 3 thước (khoảng hơn một mét), người và ngựa không thể đi qua. Đa La Cam Chu bèn chế tạo ra một loại giày có tên là “đôi chân hạc bằng gỗ”, giúp nàng đưa quân vượt đầm lầy, lấy lại kinh thành.

Sau này, phụ nữ dân tộc Mãn khi hái nấm và quả dại thường đi loại giày này để tránh rắn độc cắn. Nó dần trở thành một loại giày gỗ cao gót đi hàng ngày, với hai đầu rộng, ở giữa hẹp. Dù phần cao gót có hình dạng khác nhau, thân giày đều được chế tác cầu kỳ và gọi chung là “kỳ hài”.

Ban đầu, kỳ hài cao từ 2 - 3 cm, sau đó cao dần lên đến khoảng 16 cm. Phụ nữ quyền quý trong cung đình nhà Thanh thường đi giày cao 13 cm trở lên, thậm chí các cô gái trẻ thường đi giày khoảng 20 - 23 cm. Chiều cao gót giày tương ứng với địa vị xã hội.

Xoay quanh kỳ hài có rất nhiều cách giải thích. Nhiều người cho rằng sau khi người Mãn Châu di cư xuống phía nam Trung Quốc, họ đã bị ảnh hưởng bởi văn hóa của người Hán. Mãn Châu là một dân tộc thuộc nhóm người Tungus, sinh sống ở vùng đông bắc Trung Quốc và đông nam nước Nga.

Tộc Mãn Châu chuyên cưỡi ngựa săn bắn, vốn sùng bái đôi chân tự nhiên của phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ quý tộc người Hán lại có tục bó chân, với quan niệm chân càng nhỏ càng đẹp. Do đó, nam giới Mãn Châu lúc bấy giờ bị ảnh hưởng, chỉ thích lấy vợ người Hán bó chân để tỏ ra là người quý tộc. Phụ nữ Mãn Châu vốn có đôi chân tự nhiên đã phát minh ra loại giày này, giấu đi bàn chân thô dưới ống quần dài.

Loại giày này có nhiều tên gọi như giày bồn hoa, giày móng ngựa, giày đế cao, được gọi chung là "kỳ hài". Ảnh: People's Daily

Loại giày này có nhiều tên gọi như giày bồn hoa, giày móng ngựa, giày đế cao, được gọi chung là “kỳ hài”. Ảnh: People's Daily

Trong cuộc nổi dậy vào thế kỷ 17, người Mãn thu phục nhà Minh và lập ra nhà Thanh. Năm 1644, vua Thuận Trị lên ngôi, định đô ở Bắc Kinh. Để củng cố địa vị của nhà Thanh, vua cho truyền bá trang phục và trang sức của người Mãn, xóa bỏ ảnh hưởng phong tục, tập quán của người Hán, cấm phụ nữ Mãn Châu bó chân.

Dù theo cách giải thích nào, kỳ hài với lịch sử phát triển vài trăm năm cũng trở thành một trong những biểu tượng thời trang của phụ nữ thời đại nhà Thanh, Trung Quốc phong kiến.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất