Vòng quanh Thế giới

Kịch tính 5 vụ tàu ngầm mất tích bí ẩn nhất lịch sử nhân loại

Trọng Hiếu
Chia sẻ

Thế giới ghi nhận nhiều vụ tàu ngầm mất tích bí ẩn, không có lời giải thích chính thức dù hàng thập kỷ đã trôi qua.

K-129 chìm tại Thái Bình Dương

Một trong 4 tai nạn tàu ngầm bí ẩn xảy ra vào tháng 3/1968 là vụ chiếc K-129 của Liên Xô chìm tại Thái Bình Dương mà không rõ nguyên nhân. Sau đó ít lâu, tàu ngầm hạt nhân USS Swordfish của Hải quân Mỹ đã cập cảng Nhật Bản để sửa chữa.

Động thái này cùng việc Hải quân Mỹ tăng cường hoạt động tàu ngầm trong khu vực do nghi ngờ Triều Tiên bắt giữ tàu tuần dương USS Pueblo, làm dấy lên giả thiết tàu ngầm Liên Xô đã va chạm với tàu Mỹ.

Tuy nhiên, năm 1993, Đại sứ Mỹ tại Moscow khẳng định, tàu USS Swordfish đã không hoạt động gần khu vực có tàu ngầm K-129 vào lúc sự cố xảy ra. Tuyên bố bác bỏ giả thiết nguyên nhân K-129 chìm là do va chạm với tàu khác, theo Sputnik.

Một giả thiết khác được đưa ra là khoang chứa ngư lôi của tàu K-129 bị rò nước gây nổ, tương tự như vụ việc xảy ra trên tàu ngầm USS Scorpion.

Tàu ngầm hạt nhân K-129 của Liên Xô. Ảnh: Rian

USS Scorpion SSN-589 mất tích giữa Đại Tây Dương

Tháng 5/1968, tàu ngầm USS Scorpion của Hải quân Mỹ chìm ngoài khơi vùng Azores, Đại Tây Dương. Các báo cáo ban đầu cho rằng nguyên nhân sự việc là do một vụ nổ. Tuy nhiên, các tài liệu vào năm 1993 lại đưa ra giả thiết khoang chứa đạn ngư lôi bị quá nhiệt dẫn đến phát nổ và khiến tàu gặp nạn.

Do vụ việc xảy ra trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, nhiều chuyên gia Mỹ đổ lỗi cho Liên Xô có liên quan tới vụ tai nạn của USS Scorpion. Tuy nhiên, cả chính phủ Mỹ và Liên Xô đều không đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào liên quan tới vụ việc.

Tàu USS Scorpion (SSN-589). Ảnh: Wikipedia

Tàu ngầm Triều Tiên đắm ở Gangneung, Hàn Quốc

Một tàu ngầm của Triều Tiên mắc cạn và gặp nạn ở khu vực Gangneung thuộc bờ biển Hàn Quốc vào tháng 9/1996. Bí ẩn nhất về vụ việc là chi tiết tàu ngầm Triều Tiên dự định thu thập thông tin tình báo tại Hàn Quốc thì gặp nạn. Đây được cho là vụ đột nhập táo bạo nhất của Hải quân Triều Tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc.

Nguồn tin giấu tên tại Hàn Quốc cho biết, một thành viên tàu ngầm gặp nạn đã bị bắt khi cố gắng trở lại Triều Tiên. Tuy nhiên, mọi thông tin về vụ đắm tàu ở Gangneung vẫn chưa bao giờ được công bố chính thức.

Tàu ngầm 361 của Trung Quốc

Tàu ngầm số hiệu 361 của Hải quân Trung Quốc chìm ở Biển Bột Hải, nằm giữa Trung Quốc và Triều Tiên, năm 2003. Con tàu đã được ngư dân Trung Quốc phát hiện khoảng 10 ngày sau khi tai nạn.

Trung Quốc không đưa ra bất kỳ lời giải thích chính thức nào về vụ việc. Một giả thiết được đặt ra là tàu ngầm 361 đã không tắt được động cơ diesel sau khi lặn xuống nước, khiến thủy thủ đoàn bị ngạt.

Tàu ngầm mã hiệu 361 của Trung Quốc. Ảnh: Science 7

Tàu ngầm INS Dakar của Israel mất dấu giữa biển

INS Dakar là tàu ngầm đầu tiên mất tích vào năm 1968. Nó mất liên lạc với đài kiểm soát khi đang trên đường từ Anh về Israel. Dù những mảnh vỡ của tàu ngầm INS Dakar được ngư dân tại Dải Gaza phát hiện ra, nhưng tới tận năm 1999, xác chiếc tàu ngầm trên mới được tìm thấy.

Đầu những năm 1970, Ai Cập khẳng định, chính hải quân nước này đã phát hiện và đánh đắm tàu ngầm INS Dakar, nhưng phía quân đội Israel bác thông tin này.

Cho tới nay, Tel aviv chưa bao giờ đưa ra lời giải thích chính thức về vụ tàu ngầm INS Dakar bị đắm, dù các thông tin tại hiện trường cho thấy tàu ngầm đã va chạm mạnh trước khi bị chìm.

Ảnh chụp tàu ngầm ARA San Juan năm 2014. Ảnh: AFP

Bí ẩn tàu ngầm Argentina

Tàu ngầm tấn công ARA San Juan của hải quân Argentina mất tích trên Đại Tây Dương từ hôm 17/11, khi đang trong hành trình đi từ căn cứ Ushuaia đến cảng Mar del Plata. Tàu chở 44 thành viên thủy thủ đoàn, trong đó bao gồm Eliana Krawczyk, nữ sĩ quan tàu ngầm đầu tiên và duy nhất của nước này.

Đến hơn, hơn 4.000 người, gần 30 tàu và máy bay của 12 nước đang tham gia cuộc tìm kiếm quy mô lớn trên khu vực rộng 500.000 k2 ngoài khơi vịnh San Jorge, Argentine nhằm định vị con tàu ngầm ARA San Juan.

Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết cuộc tìm kiếm tàu ngầm ARA San Juan đang ở giai đoạn cấp bách, do tàu có thể hết oxy từ 22/11.

Chia sẻ

Bài viết

Trọng Hiếu

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất