Vòng quanh Thế giới

Cái chết của 'nữ hoàng ăn chơi' bậc nhất Hollywood và những tình tiết chưa từng tiết lộ

Theo Tin Tức
Chia sẻ

Đó là vụ án rùng rợn xảy ra ở Los Angeles năm 1947. Hồ sơ vụ án được đặt tên là Black Dahlia (Thược dược đen). Mới đây, nhiều chi tiết đã được tiết lộ sau 7 thập kỷ.

Cái chết đầy ám ảnh

Vào những năm 1947, vụ án Black Dahlia đã gây chấn động không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Vào một buổi sáng tại TP Los Angeles, người ta đã nhìn thấy thi thể của một cô gái nằm trên bãi cỏ với những vết thương đáng sợ, thi thể bị cắt làm đôi và không mảnh vải che thân. Nạn nhân sau đó được xác định là Elizabeth Short (22 tuổi) - một cô gái được xem là 'nữ hoàng ăn chơi' tại Hollywood thời điểm bấy giờ.

Bức hình Elizabeth Short

Trên cơ thể nạn nhân có nhiều vết thương, bao gồm những vết cắt ở cổ tay, đầu và khóe miệng bị rạch sâu khiến người xem bị ám ảnh. Không chỉ vậy, thi thể nạn nhân bị cắt làm đôi từ phần bụng, hậu môn bị trầy xước và trong ổ bụng chứa toàn phân. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy nạn nhân bị tra tấn hết sức dã man và có một cái chết từ từ đau đớn.

Trong suốt nhiều năm, một số bằng chứng và lập luận đã được đưa ra, song hung thủ cho vụ án vẫn là một ẩn số. Có nhiều nguồn tin cho rằng, cảnh sát Los Angeles đã cố tình che giấu kẻ sát nhân thật sự và đây có thể là nhân vật quyền lực nào đó.

Trong cuốn sách mới đây của nữ luật sư Piu Eatwell, cô đã đề cập tới những tình tiết mới chưa bao giờ được công bố về cái chết của Elizabeth Short.

Theo một báo cáo từ cảnh sát, nạn nhân có mối quan hệ với ít nhất 50 gã đàn ông trước khi bị giết. Trong đó có khoảng 25 người đã gặp gỡ cô trong 60 ngày trước vụ án mạng kinh hoàng.

Đây là những người mà cô từng cặp kè, không ai trong số họ là nhân tình thật sự. Cô chỉ đi cùng họ để có một chỗ ngủ hoặc nhận những món quà như quần áo, trang sức và tiền bạc. Song, những người đàn ông này đều nói chưa từng quan hệ tình dục với nạn nhân.

Vụ án Thược dược đen không chỉ ám ảnh nước Mỹ mà còn được nhiều quốc gia khác biết tới bởi cách giết người kinh hoàng của hung thủ.

Hiện trường vụ án mạng

Eatwell viết trong cuốn sách của mình: “Cách giết người cho thấy kẻ sát nhân có dấu hiệu thích bạo lực tàn bạo. Căn cứ vào cách hắn phân xác nạn nhân, kẻ này có khả năng đã được đào tạo về y khoa hoặc làm trong lĩnh vực pháp y. Giết người bằng những thủ đoạn dã man khiến hắn thích thú”.

Cơ thể nạn nhân có nhiều vết rách sâu, đặc biệt là ở gương mặt. Nạn nhân khi còn sống có một hình xăm hoa hồng ở bên đùi trái, hung thủ đã lột hình xăm để lại vết thương hở rộng. Một chi tiết kỳ lạ nữa là hung thủ chắc chắn đã di chuyển thi thể ở một nơi khác đến sau khi nạn nhân đã mất hết máu.

Từ cô gái nhút nhát thành 'nữ hoàng' nổi loạn

Elizabeth Short hay còn được gọi với cái tên thân mật là Beth. Cô là con gái thứ ba trong một gia đình năm chị em. Elizabeth sống cùng mẹ và bà Phoebe ở Medford (Massachusetts, Mỹ). Trong một cuộc phỏng vấn, bà Phoebe từng chia sẻ: “Con bé muốn trở thành một người nổi tiếng. Elizabeth vô cùng xinh đẹp và sống khá nội tâm, thường ít tâm sự chuyện buồn với người xung quanh”.

Elizabeth từng làm việc như một thư ký tại doanh trại Lục quân Mỹ ở Lompoc, California. Đây là vùng thị trấn nhỏ ở phía Bắc Santa Barbara. Tại đây, cô được đánh giá là một phụ nữ xinh đẹp, thông minh nhưng có phần nhút nhát.

Cô rời khỏi doanh trại sau khi bị một trung sĩ lợi dụng tại căn cứ quân sự. Tháng 9/1943, Elizabeth bị bắt vì uống rượu với binh lính ở một nhà hàng. Thời điểm đó Elizabeth vô cùng xinh đẹp với mái tóc đen và gương mặt hút hồn. Trong khi chờ phiên xử, cảnh sát địa phương là Mary Unkefer đã đưa cô gái trẻ trở về nhà.

“Cô ấy có mái tóc đen đẹp nhất mà tôi từng nhìn thấy. Trong lúc trò chuyện tôi nhận thấy Elizabeth không phải người xấu, đó là cô gái tốt. Cô ấy có một hình xăm hoa hồng trên chân trái” - Unkefer nhớ lại.

Năm 1945, cô di chuyển tới TP Miami và nhận công việc bồi bàn. Tại đây, cô quen và đem lòng yêu một sĩ quan không quân. Họ thậm chí đã bí mật kết hôn trước khi anh này quay trở lại chiến trường. Song không lâu sau đó người tình của Elizabeth hy sinh trong một vụ rơi máy bay ở Ấn Độ.

Sau cái chết của người yêu, Elizabeth như điên dại và quay lại Los Angeles. Cô qua lại với nhiều người đàn ông và sẵn sàng lên giường cùng họ, tất nhiên, cô không làm việc này như một gái mại dâm bình thường.

Năm 1946, cô nổi tiếng ở Hollywood là một người phụ nữ chịu chơi và xinh đẹp. Elizabeth thường mặc những bộ trang phục gợi cảm màu đen, có lẽ vì thế mà những người đàn ông bị cô mê hoặc đều gọi cô là Thược dược đen. Không ai biết nguồn gốc của biệt danh này, nhưng chắc hẳn nó có một ý nghĩa nào đó bí ẩn hơn là vẻ bề ngoài.

Manh mối bị cảnh sát che đậy?

Cũng như bao cô gái khác, Elizabeth hy vọng tìm kiếm được một người đàn ông giàu có và sống hạnh phúc. Vậy nên cô không ngần ngại kết thân với những người giàu. Một trong số đó có Mark Hansen, một doanh nhân Đan Mạch 55 tuổi, ông cũng là nhân vật có tầm ảnh hưởng ở Hollywood với nhiều chương trình dành cho phái đẹp. Không chỉ vậy, cảnh sát còn điều tra ra Hansen sở hữu những casino ngầm và một mạng lưới xã hội đen ở Los Angeles.

Mark Hansen (trái)

Tại cơ ngơi của mình, Hansen luôn đưa những cô gái xinh đẹp về đây sống. Tháng 10/1946, Elizabeth chuyển đến nhà Hansen, nhưng cô chỉ ở đây vẻn vẹn 10 ngày. Hansen nói rằng quá mệt mỏi với những mối quan hệ ngoài luồng của Elizabeth.

Sau khi cơ quan cảnh sát điều tra, Hansen không thể phủ nhận việc có mối quan hệ thân thiết với Elizabeth. Trong cuốn sổ danh bạ của nạn nhân, tên Hansen ở ngay dòng đầu tiên.

Một trong số những kẻ tình nghi tham gia vụ án là Leslie Dillon, đàn em của Mark Hansen. Cảnh sát lập luận rằng, khi Hansen trở nên quá mệt mỏi trong mối quan hệ với Elizabeth nên đã ra lệnh cho Dillon sát hại cô.

Song Hansen không biết rằng Dillon là một kẻ biến thái và có thú vui kỳ lạ khi giết người. Hắn từng làm việc một thời gian ngắn trong nhà xác, vậy nên việc rút hết máu nạn nhân và phân đôi cơ thể không quá khó khăn.

Trong cuốn sách của Piu Eatwell, cô cũng đặt ra giả thuyết có thể Elizabeth đã chế giễu Dillon. Dillon từng trêu đùa rằng anh thích những cô nàng “miệng rộng”. Piu Eatwell đã phơi bày nhiều tình tiết chưa từng được công bố trước đó, cô cho rằng vụ án bị che đậy bởi cơ quan điều tra.

“Rất nhiều manh mối đã được hé lộ, nhưng cảnh sát chưa bao giờ tiến hành điều tra” - Eatwell viết. Mùa hè năm 1949, cảnh sát Los Angeles gần như bị choáng ngợp trong vụ bê bối tham nhũng lớn nhất lịch sử. Vụ án này đã khiến cảnh sát Los Angeles tạm khóa hồ sơ Thược dược đen mãi mãi.

Chia sẻ

Theo

Tin Tức

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất