Vòng quanh Thế giới

Biến thể Delta sẽ biến mất hay không và bài học từ Anh, Ấn Độ

Theo Deseret
Chia sẻ

Biến thể Delta không gây ra đợt bùng phát kéo dài. Chúng xuất hiện, lây lan với tốc độ chóng mặt, sau đó giảm xuống. Câu chuyện ở Anh và Ấn Độ đã cho thấy điều này.

Đại dịch vẫn đang tiếp diễn và có rất nhiều lo  ngại về đột biến của virus SARS-CoV-2. Nhiều người hoảng sợ và lo lắng về cách các biến thể đó sẽ khiến nhân loại có nguy cơ phải đóng cửa lâu dài, các ca tăng vọt và nhiều người tử vong. Nhưng có thể có rất nhiều dữ liệu giúp chúng ta hiểu hơn về cách thức hoạt động của biến thể Delta.

Các biến thể Delta đã và đang lan rộng khắp thế giới. Trên thực tế, biến thể delta chiếm 90% các ca mắc Covid-19 vào đầu mùa hè này ở Vương quốc Anh.

Khi làn sóng dịch mới vừa bắt đầu, tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra ở Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao và miễn dịch cộng đồng, số ca bệnh đã giảm đến 50% trong tuần qua, theo Fortune.

Tương tự, số ca tử vong mới do Covid-19 cũng tăng vọt trong một thời gian do biến thể Delta, sau đó bắt đầu chững lại. David Mackie, nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Âu của JP Morgan Securities, khá ngạc nhiên khi biến thể Delta bị kiềm chế. Ông "khá miễn cưỡng" với quan điểm cho rằng Delta sẽ không còn là vấn đề về lâu dài. Tuy nhiên, "khó mà phản bác rằng làn sóng Covid-19 do Delta ở Anh đang nhẹ hơn rất nhiều so với dự đoán".

Biến thể Delta sẽ biến mất hay không và bài học từ Anh, Ấn Độ Ảnh 1

Trong khi đó, làn sóng Covid-19 thứ hai đã khiến hàng trăm nghìn người mắc bệnh ở Ấn Độ. Nhưng các trường hợp mắc mới đã giảm đáng kể trong vòng 1 - 2 tháng. Hồi tháng 5, số ca mắc mới hàng ngày là khoảng 400.000. Đến tháng 7, con số này giảm còn 40.000. 

Theo Washington Post, số ca bệnh giảm mạnh là do người Ấn Độ quyết định ở nhà để tránh virus. Khi người thân, họ hàng đều nhiễm bệnh và bệnh viện thì quá tải, họ không dám bước chân ra khỏi nhà. Nhờ vậy mà không nhiều người bị lây nhiễm. "Những người khác tin rằng virus đã lây nhiễm cho tất cả mọi người trong khả năng của nó", Washington Post viết.

Các chuyên gia nói với toà soạn rằng làn sóng dịch thứ hai từ Ấn Độ dự kiến ​​sẽ tấn công nước Mỹ. Hoặc cũng có thể nói họ đang trong thời kỳ mà số ca bệnh tăng đột biến. Tuy nhiên, nếu giả thuyết đó đúng, thì viễn cảnh số ca bệnh giảm dần ở Mỹ cũng không còn xa.

Biến thể Delta sẽ biến mất hay không và bài học từ Anh, Ấn Độ Ảnh 2

Và mặc dù số ca mắc mới không cao, nhưng biến thể Delta vẫn đe doạ Ấn Độ, trong khi hàng triệu người chưa được tiêm vaccine Covid-19. Ashish Jha, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Brown, nói: "Phần lớn dân số Ấn Độ vẫn chưa được bảo vệ. Đó là điều khiến tôi thao thức hàng đêm khi nghĩ về thời gian sắp tới".

Tuy nhiên, có thể nói rằng biến thể Delta không gây ra đợt bùng phát kéo dài. Chúng xuất hiện, lây lan với tốc độ chóng mặt, sau đó giảm xuống. Đây là câu chuyện ở Anh và Ấn Độ, hai quốc gia trên thế giới có tình hình dịch bệnh khá tương đồng với Mỹ.

Andy Slavitt, cựu cố vấn trong nhóm phòng chống Covid-19 của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cho biết đây có thể là điều bình thường khi Mỹ trải qua làn sóng dịch Covid-19 mà quân "chủ chốt" là Delta. "Delta tăng nhanh và giảm cũng nhanh", ông viết trên Twitter.

Biến thể Delta sẽ biến mất hay không và bài học từ Anh, Ấn Độ Ảnh 3

Theo Tiến sĩ Scott Gottlieb , cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Mỹ thường "chậm hơn Anh 3 - 4 tuần" khi nói đến sự phát triển của dịch Covid-19 và số ca bệnh. "Trong 7 ngày qua, dường như tình hình dịch bệnh ở Anh đang chuyển hướng với quỹ đạo đi xuống. Không rõ liệu điều đó có được duy trì hay không", Gottlieb nói thêm.

Một phần cũng do những người chưa được tiêm chủng có nguy cơ mắc bệnh. Hiện tại, khoảng 165,6 triệu người Mỹ đã được tiêm phòng đầy đủ, tương đương 49,9% dân số. Ngoài ra, có 70% dân số đã tiêm một liều vaccine.

Tuy nhiên, vẫn có khoảng 30% dân số chưa được bảo vệ. Vì vậy, vẫn chưa thể bình luận về kịch bản sẽ xảy ra ở Mỹ. Có thể nước này vẫn ở giai đoạn đầu của làn sóng dịch với số ca bệnh mới tăng cao, hoặc sẽ tiếp nối sự sụt giảm ca bệnh ở Anh trong vài ngày hoặc vài tuần tới.

Christina Ramirez, giáo sư thống kê sinh học tại Đại học California, Los Angeles, nói với Fortune: "Tôi thực sự hy vọng rằng chúng ta sẽ khống chế được dịch bệnh. Nhưng tình huống thực tế khó mà đoán trước được".

Xem thêm: Thế giới chạy đua tiêm vaccine, đeo khẩu trang giữa lúc chủng Delta lây lan khủng khiếp

Chia sẻ

Theo

Deseret

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất