Vòng quanh Thế giới

Trong cả năm, người đàn ông chỉ tốn vỏn vẹn 180 nghìn mua thức ăn

Phương An
Chia sẻ

Mặc dù đã nghỉ việc được 2 năm nhưng cuộc sống của người đàn ông Singapore này vẫn luôn dư dả và đặc biệt trong năm 2017 vừa qua, ông chỉ tốn vỏn vẹn 180 nghìn tiền mua thức ăn.

Daniel Tay, 38 tuổi, sống tại Singapore, tự hào là một freegan (người theo chủ nghĩa ăn chay, từ chối tiêu thụ để giảm thiểu chất thải nhằm bảo vệ môi trường). Daniel có một lối sống hoàn toàn khác biệt khiến ông đôi khi bị người khác nhìn như một kẻ lập dị.

Mặc dù vậy, Daniel vẫn luôn tự hào về cách mà mình đang sống. “Một freegan chính hiệu là một người chi tiêu rất ít tiền và cố gắng để có được mọi thứ miễn phí“, Daniel nói.

Mỗi tháng, Daniel chỉ chi tiền cho những thứ cần thiết như các hóa đơn, đầu tư và thế chấp. Ngoài ra, Daniel có mua thức ăn cho chú mèo của mình nhưng tuyệt nhiên, anh lại rất hiếm khi mua thức ăn cho bản thân. Trong cả năm 2017, Daniel chỉ tốn vỏn vẹn 8 USD (khoảng 180 nghìn) mua thực phẩm cho chính mình.

Daniel ăn gì để sống?

Daniel cho biết, cuộc gặp gỡ với một người lạ vào tháng 11/2016 đã làm thay đổi cuộc đời ông. Tại sự kiện Honesty Circles, nơi mọi người trò chuyện về vấn đề tiền bạc, Daniel đã gặp Colin, 40 tuổi, cũng là một freegan.

Daniel Tay, 38 tuổi, người theo chủ nghĩa freegan.

Sau khi nghe Colin nói rằng anh ta chỉ chi 100 USD (hơn 2 triệu mỗi tháng) cho tiền hóa đơn điện nước… mà không hề tốn xu nào cho việc mua thực phẩm, Daniel đã bị cuốn hút ngay. Colin nói rằng anh ta lấy thực phẩm còn dùng được từ các thùng rác phía sau cửa hàng, siêu thị và hàng xóm.

Kể từ cuộc nói chuyện “định mệnh” đó, Daniel đã quyết tâm trở thành một freegan. Daniel áp dụng cách của Colin và tìm kiếm thức ăn từ hàng xóm của mình.

Những người hàng xóm của Daniel đều rất vui vẻ khi đưa cho anh thức ăn mà họ định vứt đi, thậm chí có người còn cảm ơn anh vì giúp họ cảm thấy bớt áy náy vì lãng phí. Vào tháng 12/2016, hàng xóm xung quanh đều treo thức ăn họ không dùng nữa vào trước cửa nhà của Daniel mỗi ngày.

Việc này cứ thế tiếp diễn. Mỗi sáng tôi thức dậy đều thấy những túi thức ăn được treo trước cửa“, Daniel chia sẻ.

Daniel lấy thức ăn từ thùng rác từ các nhà hàng, siêu thị và hàng xóm xung quanh.

Nhờ cách sống của một freegan, tủ lạnh nhà Daniel luôn đầy ắp các loại rau củ, trái cây còn dùng được như táo, chuối, dưa hấu, dưa chuột, hành tây, cà rốt từ… thùng rác. Thậm chí, nhiều lúc ông còn chia sẻ cho cả hàng xóm, gia đình và bạn bè.

Nhiều người có thể nghĩ rằng lấy đồ ăn từ thùng rác rất mất vệ sinh và kinh khủng, tuy nhiên Daniel chia sẻ rằng ở các thùng rác tại Singapore, nhiều thứ vẫn còn dùng được rất tốt. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới “thùng rác chỉ đựng rác thải” đúng nghĩa và tất nhiên sẽ không thể dùng được.

Ngoài thực phẩm, Daniel cũng không hề chi một khoản nào cho các mặt hàng như đồ vệ sinh cá nhân (dầu gội, xà phòng) và quần áo, giày dép, túi xách. Daniel chia sẻ, nhiều người đã vứt hẳn chai dầu gội còn nguyên một nửa vào thùng rác. Nhiều bộ quần áo, giày dép vẫn còn dùng được cũng được anh lấy từ những thùng rác xung quanh mình.

Nhiều khi Daniel còn chia sẻ thực phẩm anh lấy được cho gia đình, bạn bè và hàng xóm.

Nhiều lần, Daniel nhặt được những chiếc túi hàng hiệu từ trong thùng rác như Prada. Tuy nhiên, chúng chỉ là hàng nhái nên mới bị mọi người vứt đi. Nói về điều này, Daniel giải thích: “Một chiếc túi hàng nhái thì nó vẫn là một chiếc túi và thật không đáng để vứt đi khi vẫn có thể sử dụng được“.

Lý do đằng sau hành động của Daniel

Có thể có người nói Daniel, Colin và những người giống như họ là kẻ lập dị, nhưng những người hướng đến lối sống freegan đều có mục đích khác nhau. “Mọi người muốn trở thành freegan không nằm ngoài 3 lý do: tiết kiệm tiền, cứu người khác hoặc cứu trái đất. Động lực ban đầu của tôi là có được những thứ miễn phí và tiết kiệm tiền. Bây giờ, tôi không còn lo lắng về vấn đề tiền bạc nữa, giờ tôi quan tâm tới hạn chế sự lãng phí hơn“, Daniel chia sẻ.

Nhiều người đặt ra câu hỏi Daniel tiết kiệm tiền để làm gì trong khi anh ta không có con cái và cũng chẳng có gì phải chi tiêu quá nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, Daniel đã nghỉ việc 2 năm và số tiền tiết kiệm giúp ông mua những thứ thực sự cần thiết.

Từ thùng rác, Daniel còn lấy được những đồ dùng cá nhân, quần áo.

Một số ý kiến cho rằng, Daniel nhận những thứ miễn phí để anh ta không phải đi làm, không phải lao động. Phản bác về điều này, Daniel nói việc tiết kiệm tiền cho phép anh mua được thời gian và sự tự do, điều mà Daniel cho là “những thứ tốn kém nhất”.

Khi bạn đi làm mỗi ngày, bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều thứ. Bạn hãy thử nghỉ làm một năm và xem có điều gì xảy ra. Khi tôi nghỉ làm, đó là khoảng thời gian để tôi trả lời cho câu hỏi 'tôi là ai?'“, Daniel nói.

Daniel cho biết thêm: “Người ta làm việc vì họ cần tiền mà họ nghĩ là họ đang mua hạnh phúc. Nhưng không, tiền chỉ mua được sự thuận tiện mà thôi. Khi bạn không làm việc hay tiêu tiền, bạn sẽ thấy cuộc sống chậm lại“.

Chia sẻ

Bài viết

Phương An

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
tag-icon
Tin mới nhất