Vòng quanh Thế giới

7 hiệu ứng tâm lý có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người

Theo Bright Side
Chia sẻ

Bộ não là nơi điều khiển hành động của con người, đôi khi nó làm chúng ta cư xử một cách vô lý, tin vào những điều vô nghĩa, thậm chí là thay đổi cả ký ức. Dưới đây là 7 hiệu ứng tâm lý để xác định hành vi của mọi người nơi công cộng.

Con người ta có thể bị ảnh hưởng hành vi bởi người lạ

Tâm lý này được gọi là thuyết zajonc (thuận lợi xã hội). Ở nhà bạn có thể ăn mặc một cách thoải mái nhất, thậm chí là lôi thôi nhưng khi ra nơi công cộng thì lại biến thành một quý cô đích thực.

Tuy nhiên, hành vi của một người không chỉ phụ thuộc vào cá nhân mà còn ở số lượng nhân chứng vô tình chứng kiến ở thời điểm đó. Ví dụ, một người đàn ông sẽ đứng dậy nhường ghế của mình trên xe buýt công cộng để gây ấn tượng với một người phụ nữ.

Để tránh sự việc này lặp lại, đôi lúc bạn nên tự hỏi: “Tại sao mình lại làm việc này? Nó có gây ấn tượng với ai đó và khiến họ như mình, hay chỉ đơn giản là chính mình muốn vậy?”

Tác động bởi tâm lý của người khác

Tâm lý này được gọi chung là hiệu ứng Hawthorne (hiệu ứng trên hành vi của những người khi biết rằng họ đang bị quan sát hay nghiên cứu). Con người ta sẽ làm tốt hơn khi có một người giám sát ở bên cạnh động viên, khích lệ tinh thần. Ví dụ khi đi siêu thị, giả sử bạn được mời nếm thử một loại sản phẩm mới, sau đó điền vào bảng khảo sát. Điều này khiến bạn “tặng” người bán một cái đánh giá chất lượng cao ngay tại đó nhưng khi về đến nhà, bạn lại nhận ra rằng mùi vị này chẳng có gì khác biệt cả.

Cố gắng suy nghĩ thật rõ ràng và đưa ra lời nhận xét khách quan nhất có thể. Trả lời bằng hỏi hoặc khảo sát không bắt buộc bạn phải đưa ra những lời khen chỉ vì bạn được mời dùng thử đâu!

Xu hướng nhớ những điều chưa hoàn thành tốt hơn

Hiệu ứng Zeigarnik là cái tên chính xác nhất để miêu tả điều này. Một người có nhiều khả năng nhớ hoặc hành động những điều chưa được hoàn thành. Ví dụ, người phục vụ sẽ nhớ kỹ đơn đặt hàng cho đến khi họ mang đến cho bạn, sau đó, nó sẽ quên hoàn toàn và đặt sự chú ý sang những khách hàng khác.

Tốt hơn hết bạn nên hoàn thành mọi thứ mình làm để tránh điều đó bị mắc kẹt trong ký ức. Ít nhất là nó sẽ kết thúc trong đầu của bạn, khiến bạn băn khoăn và không ngừng hỏi “Điều gì sẽ xảy ra nếu…”.

Mua những thứ đắt tiền chỉ để phục vụ mục đích nhất định

Đó là hiệu ứng Veblen - một nhu cầu kinh tế không được điều chỉnh cho các sản phẩm đắt tiền. Hiệu ứng này thường được quan sát thấy ở những người trẻ quan tâm đến việc duy trì tình trạng xã hội của họ. Sản phẩm giảm giá hay hàng hóa giá rẻ đều được coi là không cùng đẳng cấp.

Đừng vì những bức ảnh sống ảo sẽ đăng trên mạng xã hội mà bỏ tiền ra mua một chiếc túi hàng hiệu đắt tiền hay chuyến du lịch châu Âu để người ngoài ngưỡng mộ mà hãy nên tự hỏi: “Chất lượng thu về đã xứng đáng với giá tiền mình bỏ ra hay không?”

Mọi người đều có xu hướng thích người hậu đậu
Đây là một ví dụ về hiệu ứng Pratfall. Người ta nói rằng, những người hậu đậu trông rất đáng yêu và mắc cười hơn bình thường. Đôi khi, sự hoàn hảo khiến cho người với người có khoảng cách nhất định, thậm chí là gây khó chịu.

Đừng ngại nhìn lén hoặc hành động ngớ ngẩn bởi đôi lúc những điều này sẽ khiến bạn trở nên đáng yêu hơn đấy! Thêm vào đó, sẽ dễ dàng hơn để gặp gỡ mọi người khi chúng ta là chính mình hơn là khi ta quá đặt nặng về mặt hình tượng bản thân.

Mọi người đánh giá quá cao sự chú ý của họ

Các hiệu ứng Spotlight mang đến cảm giác bạn đang được mọi người nhìn vào và nhận ra tất cả những sai lầm của bạn. Nếu một người phụ nữ quên không chuốt mascara lên một mắt, cô ấy chắc chắn sẽ nghĩ rằng mọi người xung quanh sẽ nhận ra và cười cợt mình. Một nhóm các nhà tâm lý học đến từ Đại học Cornell (Mỹ) yêu cầu một nhóm người mặc áo phông với một bản in ngớ ngẩn trên đó và đếm số người nhận ra nó, kết quả là số người nhận ra lỗi sai ít hơn hẳn so với dự đoán ban đầu.

Nếu trên áo bạn có dính chút vết bẩn thì đừng bận tâm nhiều, trên thực tế, mọi người không mấy quan tâm đến những điều nhỏ nhặt trên người bạn đâu.

Khi càng nhiều người xung quanh thì tỉ lệ ngó lơ càng cao
Lúc này, đám đông sẽ mang tâm lý họ là người ngoài cuộc. Một thực tế là nếu bạn cần giúp đỡ giữa một đám đông, rất ít người trong số đó đoái hoài đến bạn với tâm lý “không mình thì đầy người khác sẽ giúp”. Chính vì vậy, đã có rất nhiều tình huống đau lòng xảy ra.

Nếu bạn đột nhiên cảm thấy khó chịu ở nơi công cộng, đừng gọi chung chung mà hãy xác định gọi một người cụ thể. Bằng cách này, họ sẽ chú ý đến bạn hơn.

Chia sẻ

Theo

Bright Side

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất