Vòng quanh Thế giới

Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron

Song Long
Chia sẻ

Vaccine chống lại Covid-19 nhanh chóng được đưa vào sử dụng ở khắp mọi nơi vào năm 2021.

Nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà khoa học và công ty sản xuất vaccine, toàn thế giới bắt đầu nhen nhóm hy vọng. Mọi người sẽ được tiêm chủng, sẽ được hoà nhập với xã hội và Covid-19 sẽ biến mất trong dòng chảy lịch sử. 

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Khi vaccine có hiệu quả thì virus cũng thay đổi để thích nghi, thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Từ cuối năm 2020, WHO đã công bố 5 chủng virus là “các biến thể đáng lo ngại”. 

Biến thể Delta, có khả năng lây lan cao gấp đôi so với chủng virus ban đầu, đã lan rộng trên toàn thế giới với tốc độ khủng khiếp mà tiêm chủng không thể theo kịp. Những người không được tiêm chủng, dù ở nước giàu hay nghèo, đều bị ảnh hưởng nặng nề, khiến hệ thống y tế quá tải.

Hoạt động mở cửa kinh tế - xã hội ở Mỹ và châu Âu đã góp phần khiến mọi người thả lỏng cảnh giác, không đeo khẩu trang, tiếp xúc nhiều người hơn và ít làm việc tại nhà hơn. Hậu quả là vào cuối mùa hè, số người chết hàng tuần ở Mỹ đã quay trở lại mức 5 chữ số vào thời kỳ đỉnh điểm 2020.

Vào tháng 2, chương trình tiêm chủng đã được triển khai trên khắp thế giới, nhưng với tốc độ chậm đến mức phải mất 7 năm để tiêm chủng cho 75% dân số toàn cầu. Nhờ đẩy mạnh tốc độ sản xuất vaccine mà con số này rút ngắn còn 5 tháng.

Nhưng trước sự lây nhiễm trên diện rộng của Delta, các nhà lãnh đạo và giới khoa học không còn tin rằng tỷ lệ tiêm chủng 75% sẽ làm chậm tốc độ bành trướng của dịch bệnh. Thay vào đó, chúng ta cần tỷ lệ từ 90%. Sự xuất hiện của biến thể Omicron cuối năm nay rất có thể sẽ khiến các mũi tiêm bổ sung chỉ đủ để ngăn bệnh trở nên trầm trọng chứ không thể đẩy lùi hoàn toàn.

Tình trạng bài trừ vaccine là một vấn nạn trầm kha khác, điển hình là thông tin sai lệch và tỷ lệ tiếp nhận thấp ở những nơi như Mỹ, Hong Kong và các khu vực ở châu Phi. Lệnh giãn cách của chính phủ và chính sách hạn chế đi lại đối với công dân chưa tiêm chủng đầy đủ đã gây ra các cuộc biểu tình trên đường phố ở châu Âu.

Tuy nhiên, khi năm 2021 sắp kết thúc, niềm tin và hy vọng vẫn còn đó. Qua nhiều nghiên cứu và hội nghị, toàn thế giới nhất trí rằng chúng ta phải sống chung với virus. Pfizer và Merck & Co. đều đã phát triển thuốc kháng virus có thể giảm đáng kể nguy cơ nhập viện hoặc tử vong.

Thế giới có thể tiến đến bình thường mới nếu vaccine được phân phối công bằng và mọi người chịu thay đổi lối sống. 

Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 1
Năm thứ hai từ khi đại dịch bùng phát, các quốc gia như Colombia, Ấn Độ, Brazil và thậm chí một số bang ở Mỹ đã tranh giành nguồn cung cấp oxy cần thiết cho bệnh nhân Covid-19, vốn đang dần cạn kiệt. 
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 2
Quần áo bị vứt bỏ của các bệnh nhân trên tầng thượng của một lò hỏa táng ở New Delhi (Ấn Độ).
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 3
Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia duy nhất theo đuổi phương pháp Covid Zero, sứ mệnh ngày càng trở nên khó khăn khi virus hoành hành khắp thế giới.
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 4
Chương trình tiêm chủng Covid-19 của Pfizer Inc. cho trẻ nhỏ từ 5 đến 11 tuổi đã được triển khai trên khắp nước Mỹ.
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 5
Gia đình và bạn bè khóc thương bên mộ một bệnh nhân Covid-19 tại nghĩa trang Rorotan, Jakarta (Indonesia).
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 6
Một bệnh viện dã chiến ở Heliopolis favela, Sao Paulo (Brazil).
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 7
Các tình nguyện viên lau sàn sau trận tranh huy chương đồng môn bóng chuyền nam tại Thế vận hội Olympic 2020, Tokyo (Nhật Bản).
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 8
Một nhóm tiêm chủng Covid-19 tại nhà ở quận Budgam, Jammu và Kashmir, Ấn Độ.
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 9
Mọi người tụ tập để phản đối chính sách vaccine của thành phố New York (Mỹ).
Năm 2021: Niềm hy vọng vaccine giúp thế giới thoát đại dịch 'biến thành' cơn ác mộng mang tên Omicron Ảnh 10
Hộ chiếu vaccine hoặc thẻ xanh là bằng chứng về việc tiêm chủng, phục hồi hoặc xét nghiệm âm tính với Covid-19 ở Milan (Ý). 
Chia sẻ

Bài viết

Song Long

Tin mới nhất