Ngành làm đẹp được xem là ngành trọng yếu, trong những năm gần đây, đã có sự dịch chuyển lớn về tỷ trọng trong nền kinh tế của đất nước; nó được coi như “chiếc bánh gato của khách sạn 5 sao” ai cũng muốn được 1 phần. Phân khúc cũng được khai thác rất đa dạng ở nhiều độ tuổi và nhiều khu vực khác nhau.
CEO Thanh Mai lột trần và phân loại sản phẩm chất lượng.
Thị phần và nhu cầu lớn cộng với việc sản xuất, gia công, xây dựng thương hiệu dễ dàng chính vì thế đây là thách thức lớn cho ban quản lý thị trường để kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng từ đó cũng không thể truy xuất được nguồn gốc của các loại mỹ phẩm đang sử dụng.
CEO Thanh Mai - người đưa thương hiệu mỹ phẩm Lori B Việt cạnh tranh với các thương hiệu mỹ phẩm khác chia sẻ: “Khi bàn về sự thật của ngành mỹ phẩm, tôi muốn đề cập đến khía cạnh chất lượng sản phẩm hơn bao giờ hết. Bởi nó chính là giá trị cuối cùng mà người tiêu dùng nên được nhận.”
Với những chia sẻ về sự thật đằng sau của ngành mỹ phẩm bạn sẽ sốc và phải kiểm tra lại ngay chất lượng sản phẩm mình đang sử dụng.
1. Kem trộn truyền thống.
Kem trộn truyền thống là sản phẩm phổ biến và tồn tại từ lâu trên thị trường Việt Nam; được gán mác đa dạng như hàng Thái Lan, Ấn Độ, Châu Âu hoặc Việt Nam chất lượng cao.... để bán cho người tiêu dùng với lời quảng cáo mỹ miều làm trắng thần tốc ngay sau khi sử dụng, tái tạo da chỉ sau 1 tuần bôi sản phẩm… đã đánh đúng tâm lý của người tiêu dùng cần những sản phẩm làm đẹp tức thì.
Những sản phẩm trị nám, trị mụn với một công thức “quán tính” không có định lượng, định mức cụ thể đã được nhiều đơn vị “xào nấu, trộn nhào” thành một sản phẩm trị mụn, trị nám hiệu quả với lời giới thiệu sản phẩm tự nhiên, lành tính và an toàn cho da. Hậu quả để lại làn da bị biến chứng, hoại tử và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
2. Kem trộn do nhà máy gia công sản xuất.
Một hình thức cần được xướng tên “sản phẩm trộn máy mà chất lượng thì ngang bằng với kem trộn tay”. Chuyển đổi hình thức, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ lựa chọn máy móc trộn nhưng quy trình không đảm bảo, nhà máy không đủ chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Những xưởng sản xuất tự phát, sản xuất theo những công thức “truyền tay nhau” ở khóa học sản xuất mỹ phẩm ngắn hạn vài ngày cùng với những thành phần hoạt chất hóa mỹ phẩm rẻ tiền kém chất lượng.
Rất nhiều bạn, bất chấp tất cả để thỏa mãn mục đích kiếm tiền của mình đã khởi nghiệp để có 1 thương hiệu mỹ phẩm riêng và thành tựu nhỏ trong cuộc đời. Thuê các nhà máy vừa và nhỏ pha trộn, sản xuất ra những loại mỹ phẩm của riêng mình.
3. Sản phẩm sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn Việt Nam.
Không thể phủ nhận, thị trường mỹ phẩm vẫn có những doanh nghiệp chơi “ đúng luật” phát triển thương hiệu bài bản có đầu tư, từng sản phẩm được sản xuất trong nhà máy đạt tiêu chuẩn. Các công thức đều được các nhà nghiên cứu về da liễu xây dựng với những thành phần hóa mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
4. Sản phẩm được sản xuất theo “OEM”.
“OEM” là hình thức sản xuất mỹ phẩm được ký hợp đồng trực tiếp gia công tại các nhà máy, công ty, viện nghiên cứu ở nước ngoài “OEM”. Hình thức này được nhiều doanh nghiệp lớn có quy mô và có tiềm lực kinh tế đầu tư để xây dựng thương hiệu của mình. Các sản phẩm được sản xuất theo dây truyền này đều được nghiên cứu từ các nguyên liệu tự nhiên, lành tính và an toàn cho da. Sản xuất lấy chất lượng sản phẩm là nòng cốt trong quá trình phát triển thương hiệu.
Lori B là những dòng sản phẩm được sản xuất theo hình thức “OEM” hướng tới sản phẩm chất lượng, được nhập khẩu chính ngạch và cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp khác trên thế giới.
Với thị trường mỹ phẩm đang bị xáo trộn hiện nay, CEO Thanh Mai khuyên người tiêu dùng: “Hãy là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn những sản phẩm chất lượng có uy tín trên thị trường để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp chính đáng của mình”