Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Sống khỏe

Vụ vaccine AstraZeneca có nguy cơ gây đông máu: Có cần phải lo lắng?

Mới đây, chuyên gia Bộ Y tế đã lên tiếng về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu.

Mới đây, thông tin vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu đang khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng.  

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì?  

Liên quan đến sự việc, sáng 3/5, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, đây là tác dụng phụ mà Việt Nam khi tổ chức tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca cũng đã được cảnh báo.

"Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Sau đó, chúng ta cũng điều chỉnh dần khi theo dõi thấy vaccine không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sức khoẻ. Từ lúc ban đầu chỉ tiêm tại cơ sở y tế, sau đó hoạt động tiêm vaccine phòng COVID-19 đã được triển khai rộng hơn"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.

Vụ vaccine AstraZeneca có nguy cơ gây đông máu: Có cần phải lo lắng? Ảnh 1
Hình minh họa 

Theo chuyên gia Bộ Y tế, hầu hết mọi người đã tiêm vaccine AstraZeneca COVID-19 đã được tổ chức vài năm, hiện cũng đã hết tác dụng, do đó, cũng không cần quá lo ngại bị tác dụng phụ dẫn đến đông máu.

Trước đó, vào thời điểm diễn ra dịch COVID-19, Việt Nam ngoài 30 triệu liều vaccine COVID-19 đã đặt mua của AstraZeneca, sau đó, Việt Nam cũng đã rải rác tiếp nhận vaccine AstraZeneca qua các chương trình tài trợ.

Số vaccine này đã góp phần vào thành công trong chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 trong năm 2022. Hàng trăm triệu người đã được tiêm từ 2-4 liều vaccine COVID-19, bao gồm vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna…

Đến giữa năm 2023, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới với tỉ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỉ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.

Đầu năm 2024, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết, Việt Nam chỉ còn hơn 400.000 liều vaccine COVID-19 của Pfizer hạn dùng đến tháng 9/2024.

Lý do không cần lo lắng

Trả lời trên Đời sống và Pháp luật, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TP HCM đưa ra 3 lý do người dân không nên quá lo lắng, hoang mang về thông tin này: 

Thứ nhất:  Hiện nay, các nhà khoa học đã biết rõ được tại sao có cơ chế của việc tăng đông máu. Hiện tượng đông máu chỉ xảy ra ở một số người nhất định. Đông máu nếu có xảy ra sẽ xuất hiện sau khi tiêm một vài tháng.

"Đối với những người đã tiêm vaccine Covid-19 của hãng AstraZeneca, đã tiêm nhiều lần và tiêm lâu thì sẽ không còn hiện tượng đông máu. Tôi ví đơn giản có người ăn tôm, đậu phộng xong sẽ bị dị ứng luôn. Nhưng ăn xong tới 1-2 tháng không có phản ứng gì thì chắc chắn không có dị ứng", PGS Dũng nói.  

Vụ vaccine AstraZeneca có nguy cơ gây đông máu: Có cần phải lo lắng? Ảnh 2
Hình minh họa 

Thứ 2: Vaccine nào cũng có những biến cố bất lợi. Ví như vaccine ngừa Covid-19 của Moderna, Pfizer đã được chứng minh có thể gây viêm cơ tim. Tuy nhiên, khi cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại thì rõ ràng lợi ích mang lại lớn hơn. PGS Dũng cho rằng, tại thời điểm Covid-19 đang bùng phát, việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố các vaccine có thể tiêm được là hợp lý. Do các lợi ích vaccine mang lại qua các thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn so với nguy cơ.

Thứ 3: Với công bố chính thức của AstraZeneca, chúng ta đã biết được những nguy cơ của vaccine Covid-19 thì chúng ta sẽ tránh được những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tổng hợp

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Đoàn Văn Hậu