Vai trò của chế độ ăn uống là rất quan trọng, ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh. Thực tế, tránh xa một số loại thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Mặc dù vai trò của chế độ ăn uống trong việc xác định nguy cơ ung thư còn nhiều tranh cãi, theo một số nghiên cứu, có những thực phẩm liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc căn bệnh chết người này. Dưới đây là 5 thực phẩm hàng ngày được phát hiện có mối liên hệ với việc tăng nguy cơ ung thư.
Dầu thực vật hydro hóa
Đây là một loại chất béo được các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng để giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Nghiên cứu phát hiện ra rằng dầu thực vật hydro hóa có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt. Điều này là do chất béo chuyển hóa có rất nhiều trong loại dầu này. Chất béo chuyển hóa là một trong những loại chất béo xấu nhất. Chúng góp phần gây ra ung thư, bệnh tim và các vấn đề về hệ thống miễn dịch.
Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới không tìm thấy bằng chứng trực tiếp nào cho thấy ăn dầu thực vật và hạt điều độ làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, "chất béo và dầu có hàm lượng calo cao và thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt và bánh quy". Chúng ta biết rằng thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chế biến có hàm lượng calo cao có thể góp phần làm tăng cân, thừa cân và béo phì, do đó có thể tăng nguy cơ mắc ít nhất 12 loại ung thư khác nhau.
Thức ăn mặn
Nghiên cứu chỉ ra thực phẩm chứa nhiều muối có thể là một yếu tố đáng kể góp phần phát triển ung thư dạ dày. Muối có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày và gây ra các tổn thương, đây là những vùng mô cơ thể đã bị tổn thương. Nếu để lâu, phản ứng này có thể gây ung thư dạ dày. Huyết áp cao cũng có thể do chế độ ăn quá nhiều muối.
Mặc dù bạn có thể không thêm quá nhiều muối vào thức ăn bạn nấu, nhưng hầu hết lượng muối chúng ta tiêu thụ đến từ các loại thực phẩm đóng gói và mang đi như bánh pizza, bánh nướng, nước sốt, bánh mì và ngũ cốc ăn sáng. Điều cần lưu ý là một loại thực phẩm vẫn có thể có nhiều muối mà không có vị mặn.
Đường tinh luyện
Đường tinh luyện là một dạng đã qua chế biến của đường tự nhiên được chiết xuất từ các loại thực phẩm như mía, củ cải đường và ngô. Bản chất đã qua xử lý của đường tinh luyện có thể khiến các tế bào ung thư chuyển hóa trong cơ thể. Đường tinh luyện cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh béo phì, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
"Không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy đường tinh luyện hoặc các loại đường khác gây ung thư", tổ chức Nghiên cứu Ung thư tại Anh cho biết. Tuy nhiên, "quá nhiều đường trong chế độ ăn uống có thể khiến việc giữ cân nặng hợp lý trở nên khó khăn hơn".
Bột mì trắng đã qua chế biến
Một thành phần đáng lo ngại khác là bột mì trắng đã qua chế biến, được tìm thấy trong bánh ngọt, bánh mì và các loại thực phẩm hàng ngày khác. Bột mì được tẩy trắng bằng khí clo, đây là một loại hóa chất được sử dụng để làm cho bột mì trở nên trắng hơn.
Bột mì trắng đã qua chế biến làm tăng lượng insulin và lượng đường trong máu do tỷ lệ đường huyết cao hơn. Các khối ung thư sẽ dễ dàng phát triển trong cơ thể hơn nếu lượng đường trong máu của người đó cao hơn. Tăng lượng đường trong máu dẫn đến kháng insulin, có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết - cũng như các bệnh ung thư khác như ung thư thận.
Thịt chế biến sẵn
Ăn hơn 700 gram thịt đỏ mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Nghiên cứu cho thấy có một số hóa chất trong thịt đỏ và thịt đã qua chế biến khiến những thực phẩm này có thể gây ung thư. Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt chế biến bao gồm giăm bông, thịt xông khói và xúc xích Ý vào nhóm 1 chất gây ung thư.
Điều này có nghĩa, rõ ràng có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy thịt đã qua chế biến gây ung thư. Chúng cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Ngoài ra, chất nitrit và nitrat được sử dụng để bảo quản thịt đã qua chế biến tạo ra các hóa chất N-nitroso này và có thể dẫn đến ung thư ruột. Cắt giảm các loại thịt đỏ và thịt đã qua chế biến sẽ làm giảm nguy cơ ung thư.