Sức khỏe

Người nhiễm Covid-19 đáp ứng tiêu chí nào mới được tự điều trị tại nhà?

Phương Linh
Chia sẻ

Ngày 21/8, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4038/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà.

Theo hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm Covid- 19 tại nhà do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 21/8, người nhiễm Covid-19 được quản lý điều trị tại nhà là người được khẳng định dương tính bằng xét nghiệm Realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi.

Đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu oxy, nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Người nhiễm Covid-19 đáp ứng tiêu chí nào mới được tự điều trị tại nhà? Ảnh 1
Ảnh minh họa

Cùng đó, người nhiễm Covid-19 cần đáp ứng thêm tối thiểu một trong hai tiêu chí bổ sung gồm: tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày; hoặc có đủ 3 yếu tố là: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 50 tuổi; Không có bệnh nền theo quy định; Không đang mang thai.

Ngoài ra, người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế; hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý người nhiễm tại nhà phải hướng dẫn bệnh nhân theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các triệu chứng cần chuyển viện, cấp cứu.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bệnh điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Hướng dẫn cụ thể bệnh nhân nhiễm Covid- 19 tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà:

Mang khẩu trang thường xuyên, trừ khi ăn uống, vệ sinh cá nhân. Thay 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang 

Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo, …

Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, hoặc khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước. Tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Có số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ (số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố).

Khi nào cần liên hệ y tế?

Có một trong các triệu chứng: Sốt trên 38 độ C, ho, đau họng, tiêu chảy, mất mùi/vị, đau ngực, nặng ngực, cảm giác khó thở => liên hệ nhân viên y tế qua tổng đài “1022” (bấm số “3” để được tư vấn từ Hội Y học TP.HCM hoặc số “4” để được tư vấn từ “Thầy thuốc đồng hành”) hoặc gọi số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được tư vấn, hướng dẫn xử trí.

Có dấu hiệu chuyển nặng: Khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có dụng cụ đo SpO2 tại nhà) => liên hệ ngay tổng đài “115” hoặc số điện thoại của Tổ phản ứng nhanh phường, xã, quận, huyện để được cấp cứu và vận chuyển đến bệnh viện điều trị kịp thời.

Chia sẻ

Bài viết

Phương Linh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất